Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cha chú chúng ta học Tiếng Việt lớp 1 thế nào trong những năm kháng chiến?

(VTC News) -

Những người ở thế hệ 6x, 7x vui mừng xem lại trang sách cũ được học từ 60 năm trước, khi ấy đất nước ta đang trong những năm kháng chiến chống Mỹ.

Sách Học vần tập 2 được xuất bản năm 1973. Giai đoạn này môn Tiếng Việt được chia thành nhiều cuốn như Học vần, Tập đọc vỡ lòng, Vần vỡ lòng.

Từ năm 1956 đến 1978, nước ta cải cách giáo dục lần thứ hai. Việc cải cách lần này gắn với tình hình lịch sử giải phóng miền Bắc và tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam. Khi ấy mục tiêu giáo dục là thống nhất hai hệ thống giáo dục: Hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm ở vùng kháng chiến cũ và Hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm ở vùng trước đây bị tạm chiếm về chung hệ thống giáo dục 10 năm.

Bộ sách giáo khoa thời kỳ này cơ bản dựa trên cơ sở kế thừa các nội dung từ chương trình giáo dục năm 1950. Mục tiêu và nội dung các môn học chủ yếu hướng tới xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (hợp tác hóa nông ngiệp, cải tạo xã hội chủ nghĩa công thương nghiệp).

Nội dung các bài học về vần gắn liền với những câu nói ngắn gọn, ít các ngữ liệu về ca dao tục ngữ và truyện ngắn, chủ yếu tập trung miêu tả cuộc sống bằng 1 hoặc 2 câu nói.

Những câu văn, câu thơ sử dụng trong sách giáo khoa đơn giản, dễ hiểu như: "Kìa chú ếch con/ có hai mắt tròn/ chú kêu ộp ộp/ chú nhảy chồm chộp/ chú hụp dưới ao" câu thơ ngắn giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ.

Những bài thơ, câu nói thường xoay quanh các chủ đề tình yêu đất nước, thầy cô giáo, mái trường và thiên nhiên xung quanh trẻ.

Sách giáo khoa thời đó được in trên giấy ngả vàng, trang sách mỏng, nét vẽ đơn giản. Những quyển sách được chuyền tay qua gần chục thế hệ. Không chỉ là tiết kiệm, việc chuyền sách còn mang ý nghĩa mong thế hệ sau sẽ tiếp nối truyền thống học hành.

Ở sách cũ, mỗi bài, học sinh học 1-2 vần. Sách có bài ôn tập xen kẽ để học sinh nhớ lại chữ cái trước khi bước sang học chữ mới.

Ông Nguyễn Văn Bình (Hoàng Mai, Hà Nội) nhớ lại những hình ảnh quen thuộc đã được học trong các sách Tiếng Việt lớp 1 thời ấy. Ông kể, thời kỳ kháng chiến khó khăn, nhiều khi cả lớp mới có được 2-3 cuốn sách giáo khoa, hầu hết là xem chung hoặc giáo viên vẽ hình minh hoạ cho học sinh xem vừa ghi nhớ, vừa dễ dàng tập đánh vần, tập đọc.

Sách tập trung đưa các ngữ liệu thân quen với cuộc sống để học sinh dễ ghi nhớ, dễ hiểu.

Thời kỳ này, ngành giáo dục chưa có chương trình giáo dục phổ thông thống nhất nên gần như giáo viên vẫn tự lên giáo án, tự dạy học để đảm bảo cho học sinh đạt được kết quả đánh giá sau khi kết thúc lớp 1.

Những hình ảnh công nhân vào nhà máy làm việc, học sinh tới trường tạo nên một không khí vui tươi, tràn ngập niềm vui lao động ở hậu phương, làm chỗ dựa vững chắc cho tiền tuyến kháng chiến thành công, thống nhất đất nước.

Hình ảnh minh hoạ trong sách giáo khoa trong sáng, vui tươi.

Hà Cường

Tin mới