Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Cầu treo dây võng nào dài nhất và xa nhất Việt Nam?

(VTC News) -

Cầu treo dây võng dài nhất và xa nhất Việt Nam bắt đầu khởi công từ năm 2003 với chiều dài 1.850m và rộng 20m, toạ lạc tại thành phố Đà Nẵng.

1. Địa phương nào được mệnh danh là 'thành phố của những cây cầu'?

  • A

    TP.HCM

  • B

    Hà Nội

  • C

    Hải Phòng

  • D

    Đà Nẵng

    Đà Nẵng được mệnh danh là thành phố của những cây cầu. Chỉ trong 25 năm kể từ khi chia tách Quảng Nam - Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính, đến nay thành phố này có khoảng 20 cây cầu quy mô lớn được xây mới, gồm cả cầu vượt cạn, vượt sông. 
    Tính riêng khu vực sông Hàn đã có 9 cây cầu, nổi tiếng phải kể tới cầu Rồng, cầu sông Hàn, cầu Thuận Phước, cầu Trần Thị Lý...

2. Cầu treo dây võng nào dài nhất và xa nhất Việt Nam?

  • A

    Cầu Tình Yêu

  • B

     Cầu Trần Thị Lý

  • C

    Cầu Rồng

  • D

    Cầu Thuận Phước

    Cầu Thuận Phước (Đà Nẵng) là cầu treo dây vong (cầu treo) dài nhất và xa nhất Việt Nam. Cây cầu nằm ở vị trí đặc biệt, nơi con sông Hàn đổ ra biển tại cửa vịnh Đà Nẵng, nối liền hai tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành và Hoàng Sa – Trường Sa.
    Cầu được khởi công xây dựng từ năm 2003 và mất gần 6 năm xây dựng mới hoàn thành. Cầu có chiều dài 1.850 mét được thiết kế độc đáo rộng gần 20 mét.

3. Cầu nào tại Đà Nẵng có kiến trúc độc đáo, mới lạ?

  • A

    Cầu sông Hàn

  • B

    Cầu Rồng

    Theo cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng, thiết kế của cầu Rồng được Hiệp hội Cầu đường thế giới công nhận là một trong những công trình có kiến trúc độc đáo, mới lạ. Cầu tạo nên nguồn cảm hứng đặc biệt về thành phố đang chuyển mình mạnh mẽ, là biểu tượng mới của Đà Nẵng trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
    Cầu Rồng được khởi công vào ngày 19/7/2009 với tổng kinh phí đầu tư trên 1.500 tỷ đồng. Cầu được xây dựng với quy mô vĩnh cửu, tổng chiều dài 666 m, gồm 5 nhịp chính và 3 nhịp dẫn, chiều rộng 37,5m, có 6 làn xe chạy, mỗi làn 3,75 m, 2 làn đường dành cho người đi bộ.
    Cây cầu có kết cấu nhịp thép (kết cấu chịu lực của các công trình xây dựng được thiết kế và cấu tạo bởi thép) độc đáo nhất từ trước đến nay với hình dáng một con rồng dài 568m, nặng lên đến gần 9.000 tấn. Trong đó, phần đầu rồng dài 18,24m, nặng 194,1 tấn; phần thân rồng dài 530m, nặng 8.405,1 tấn; phần đuôi rồng dài 19,37m, nặng 183,9 tấn; phần vảy rồng 118,9 tấn.

  • C

    Cầu Nguyễn Văn Trỗi

  • D

    Cầu Hạc

4. Cầu nổi tiếng nào tại Đà Nẵng không bắc qua sông?

  • A

    Cầu Vàng

    Mặc dù không bắc qua bất kỳ dòng sông nào nhưng cầu Vàng tại Đà Nẵng đã trở thành một trong những điểm đến tuyệt vời nhất thế giới.
    Theo cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng, tháng 8/2020, tờ TIME (là một tạp chí tin tức hàng tuần của Mỹ) vinh danh cầu Vàng trong top 100 điểm đến tuyệt vời nhất thế giới. Một năm sau đó, cầu Vàng được trao tặng "Chứng nhận đặc biệt cho công trình xuất sắc" trong lễ trao giải thưởng Property Guru Vietnam Property Awards 2019, diễn ra tại TP.HCM.
    Đến cuối năm 2020, World Travel Award - giải thưởng được mệnh danh là “Oscars của du lịch thế giới” cũng đã trao tặng cầu Vàng danh hiệu “Cây cầu du lịch biểu tượng hàng đầu thế giới 2020”.

  • B

    Cầu Tuyên Sơn

  • C

    Cầu ngã ba Huế

  • D

    Cầu Tình Yêu 25 

5. Cầu nào tại Đà Nẵng có thể xoay?

  • A

    Cầu Trần Thị Lý

  • B

    Cầu Thuận Phước

  • C

    Cầu Sông Hàn

    Cầu Sông Hàn được khởi công xây dựng ngày 2/9/1998 và khánh thành, đưa vào sử dụng đúng ngày kỷ niệm 25 năm giải phóng thành phố Đà Nẵng 29/3/2000.
    So với nhiều cầu khác trong nước được xây dựng, thì cầu Sông Hàn không có tầm vóc quy mô, bề thế như cầu Long Biên, cầu Thăng Long, hay cầu Thanh Trì bắc qua sông Hồng ở thủ đô Hà Nội và cũng không mang vóc dáng hoành tráng, hiện đại như cầu dây văng Mỹ Thuận bắc qua sông Tiền. Thế nhưng nó có những đặc điểm riêng mà các cây cầu khác không có nên được nhiều người nói đến.
    Đây là cầu xoay đầu tiên ở Việt Nam do kỹ sư trong nước tự thiết kế và thi công với tốc độ xây dựng nhanh kỷ lục theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Số tiền mà các tầng lớp nhân dân đóng góp chiếm đến 30% kinh phí để xây cầu.

  • D

    Cầu Rồng

Khánh Sơn

Tin mới