Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Cải tiến biến Su-35 thành chiến đấu cơ số 1 Nga: Tương thích nhiều loại tên lửa

(VTC News) -

Là loại chiến đấu cơ chủ lực của quân đội Nga, Su-35 được trang bị những công nghệ tiên tiến, đủ sức đối đầu với các loại chiến đấu cơ hiện đại của phương Tây.

6. Độ bền của máy bay 

Đã gần 40 năm hoạt động, cho đến nay Su-27 vẫn được đánh giá là loại chiến đấu cơ có sức bền hàng đầu trên thế giới. Kế thừa độ bền từ Su-27, khung máy bay Su-35 tiếp tục được cải tiến bằng việc sử dụng vật liệu composite nhiều hơn, cho phép tăng khả năng vận chuyển nhiên liệu. Bên cạnh đó, Su-35 cũng được trang bị động cơ mới AL-41F-1S có hiệu suất cao hơn so với động cơ AL-31S ban đầu trang bị cho Su-27.

Động cơ AL-41F-1S.

 Độ bền cao hơn, cho phép máy bay mang được tải trọng lơn hơn. Cụ thể, khoang vũ khí của Su-35 cũng được mở rộng, giúp máy bay có thể mang được 12 tên lửa không đối không. Ngoài ra, Su-35 cũng có thể mang các loại tên lửa cỡ lớn như R-37M được sử dụng cho các cuộc giao tranh không đối không tầm xa, mà trong thời Xô Viết chỉ được thực hiện bởi các máy bay đánh chặn cỡ lớn như MiG-25 và MiG-31. 

Su-35 còn có khả năng bay ở tốc độ siêu âm trong thời gian dài mà không cần sử dụng động cơ đốt sau, điều này cho phép máy bay bay ở tốc độ cao trên khoảng cách xa hơn nhiều so với Su-27. 

Chiến đấu cơ Su-35.

7. Lực đẩy động cơ và vectơ lực đẩy 

Động cơ phản lực AL-41F-1S là cải tiến cốt lõi giúp Su-35 vượt trội hơn nhiều so với phiên bản Su-27 ban đầu, đồng thời là chìa khóa giúp tăng hiệu suất bay và cung cấp năng lượng cho các hệ thống khác hoạt động.

Hiệu suất của động cơ AL-41F-1S thuộc loại cao nhất trên thế giới, tuổi thọ và nhu cầu bảo dưỡng của nó được cải thiện rất nhiều so với động cơ AL-31 của Su-27. Với lực đẩy 142,2 kN, động cơ này mạnh hơn 16% so với phiên bản tiền nhiệm, cho phép Su-35 duy trì hiệu suất bay cao ngay cả khi mang theo lượng vũ khí rất lớn. 

Tên lửa R-77 được phóng từ Su-35.

8. Tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn 

Người ta thường thấy những chiếc Su-35 chỉ được trang bị tên lửa không đối không R-27 có từ thời Liên Xô. Đây là loại tên lửa được phát triển cho Su-27 vào những năm 1980 với vai trò là tên lửa không đối không tầm trung.

Tuy nhiên Su-35 được thiết kế có khả năng tương thích với nhiều loại tên lửa, bao gồm cả những loại tên lửa hiện đại hiện nay. Đối với các cuộc không chiến ngoài tầm nhìn, Su-35 sẽ được trang bị tên lửa R-77-1, đây là một biến thể cải tiến của R-77. 

R-77 là loại tên lửa chuyên để xuất khẩu, được sản xuất từ những năm 1990, tên lửa R-77 được dẫn đường bằng radar chủ động, điều này cho phép máy bay chiến đấu tấn công đồng thời nhiều mục tiêu hơn. 

R-77 là tên lửa không đối không hàng đầu thế giới vào những năm 1990, mặc dù biến thể R-77-1 mới được giới thiệu từ năm 2014 nhưng chỉ được coi là một bản nâng cấp đơn giản và bị đánh giá kém hơn so với các loại tên lửa tương tự của Trung Quốc và Mỹ. 

Các máy bay Su-35 cũng có thể trang bị tên lửa R-37M, mặc dù có kích thước lớn nhưng R-37M lại có phạm vi tấn công rất xa lên tới 400 km, gấp khoảng ba lần so với R-77, cũng như đạt tốc độ cao Mach 6 và sức công phá mạnh. 

R-37M gần như không có đối thủ trên thế giới, các báo cáo của phương Tây đã liên tục cảnh báo R-37M là một mối đe dọa lớn bởi sự hiệu quả của loại tên lửa này trên chiến trường Ukraine. 

Tên lửa Kh-31 trên Su-35

9. Vũ khí không đối đất 

Phiên bản Su-27 ban đầu được thiết kế với vai trò chính là máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không chuyên dụng và chỉ có khả năng triển khai bom hạng nhẹ cho các nhiệm vụ không đối đất. Sau đó, các biến thể nâng cao như Su-27M được nâng cấp để có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn và có thể mang vũ khí không đối đất dẫn đường chính xác. 

Phiên bản nâng cao tiếp theo là Su-30MKK xuất khẩu cho Trung Quốc và Su-30MKI xuất khẩu cho Ấn Độ, những phiên bản này được bổ sung thêm khả năng chống tàu mặt nước và chống tàu ngầm.

Kế thừa những khả năng tiên tiến từ các phiên bản trước, Su-35 được thiết kế để có thể mang nhiều loại vũ khí phù hợp với nhiều loại nhiệm vụ như bom dẫn đường chính xác, tên lửa chống bức xạ Kh-31 và tên lửa Kh-35 cho nhiệm vụ chống tàu. 

Máy bay cũng tương thích với các loại vũ khí chống hạm thế hệ mới như Kh-58 và Kh-59. Những điều này làm cho Su-35 trở thành một máy bay linh hoạt hơn rất nhiều so với phiên bản ban đầu. 

Su-35 cất cánh.

10. Đường băng hoạt động ngắn và mức độ bảo trì thấp

Động cơ AL-41F-1S cho phép Su-35 hoạt động từ các đường băng ngắn hơn so với phiên bản Su-27 ban đầu và cả các thiết kế cải tiến khác như Su-30. Khả năng này đã gây ấn tượng đặc biệt với các chuyên gia Trung Quốc và khiến họ đồng ý đặt mua 24 máy bay chiến đấu Su-35. 

Điều này đặc biệt hữu ích khi giúp quân đội Nga đang tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc và cắt giảm đầu tư mua máy bay chiến đấu MiG-29 hoặc MiG-35 - những chiếc máy bay có khả năng hoạt động từ các sân bay ngắn và phức tạp.

Yêu cầu bảo trì của Su-35 cũng thấp hơn đáng kể so với Su-27 do cả hai phương pháp sản xuất mới được sử dụng trong việc thiết kế khung máy bay. Bên cạnh đó, việc sử dụng động cơ AL-41F-1S cũng giúp tăng thời gian giữa các lần đại tu và có chi phí vận hành trọn đời thấp hơn. 

Điều này làm cho Su-35 trở thành một máy bay chiến đấu hiệu quả và tiết kiệm được nhiều chi phí hoạt động, đây là cơ sở tạo động lực mạnh mẽ cho Không quân Nga mua số lượng lớn loại máy bay này để loại bỏ những chiếc Su-27 và MiG-29  có từ thời Liên Xô. 

Lê Hưng (Nguồn: Military Watch)

Tin mới