Phản hồi bài viết “Cựu quan chức chây ì trả nhà công vụ: Buông liêm sỉ để bám chặt túi tham”, nhiều độc giả thể hiện sự phẫn nộ về hành vi trên, đồng thời gợi ý các giải pháp để hạn chế tình trạng chiếm dụng nhà công vụ khi về hưu.
Trần Lý: Theo tôi, để ngăn chặn tình trạng quan chức về hưu lần lữa không trả nhà công vụ, Bộ Xây dựng nên công khai trên trang web chính thức của mình danh sách những người đang ở nhà công vụ.
Không cần ghi địa chỉ nhà hay nhà rộng bao nhiêu mét để tránh tiết lộ thông tin riêng tư. Các cột thông tin cần có tên, chức vụ, cơ quan công tác, thời hạn ở nhà công vụ. Ngoài ra cần có thêm cột ghi chú để nếu hết hạn mà chưa trả nhà thì điền vào đó, bôi đỏ nhấp nháy.
Nói vậy thôi, tham thì tham, nhưng họ dám tham vì nghĩ là che đậy được, còn nếu biết chắc chắn lộ thông tin thì không ai dám chây ì cả, sĩ diện mà.
Trung Do: Phải thực hiện quy trình như sau: Trả nhà công vụ xong rồi mới nhận các chế độ hưu trí. Thông báo tình hình thực hiện công khai trên mạng xã hội.
Phạm Thu Loan: Sáng nay tôi đọc báo thấy nhiều vị trong số 12 quan chức chây ỳ trên đã liên hệ cơ quan chức năng để trả nhà công vụ. Thế mới biết không phải họ đã mất toàn bộ liêm sỉ, mới biết việc phản ánh trên báo chí hiệu quả thế nào.
Tôi đề nghị Nhà nước đối với các trường hợp chây ì trả nhà công vụ thì cứ đăng thẳng tên (đầy đủ, không viết tắt) lên trang web chính thức của cơ quan Bộ. Như vậy thì chắc chắn không ai dám chây ì nữa. Tham thì tham thật nhưng đến mức bị bêu tên lên báo thì chả ai dám đâu.
Khu nhà liên quan đến vụ việc.
Rừng Giữ Núi: Theo tôi, luật của ta chưa nghiêm. Cứ hết nhiệm kỳ, đơn vị quản lí nhà công vụ đến thu hồi ngay, không cả nể thì mọi việc đơn giản quá. Đầy tớ của dân mà, đâu cần biết ai quyền cao chức trọng gì cũng phải tuân thủ theo luật.
Đặng Huy Quang: Luật pháp có thể chưa nghiêm ngay được thì cần có ngay các biện pháp tạm thời để bịt các "kẽ hở", rồi từ từ pháp luật sẽ nghiêm. Ví dụ: Gửi thông báo trước khi họ nghỉ hưu vài tháng rằng họ sẽ phải trả nhà khi họ nghỉ hưu, kèm các biện pháp xử lý có thể có... và yêu cầu xác nhận ngay khi nhân được thông báo.
Mặc dù là ví dụ rất "trẻ con" hoặc có thể quy kết là sỉ nhục nhưng tôi vẫn muốn thực hiện vì để tránh những lý do họ đưa ra như trong bài báo. Có lần tôi định hỏi một tiếp viên hàng không là: Tại sao trong lời phát thông báo tới hành khách, phần tiếng Anh tôi không nghe thấy đoạn "nếu tự ý mở cửa máy bay sẽ bị phạt... theo quy định..." như trong phần tiếng Việt, có phải hãng hàng không đang doạ hoặc hạ thấp khách hàng người Việt không. Nhưng sau đó tôi đã tự trả lời được câu hỏi của mình.
Theo tôi, cần hợp pháp hoá các hình thức phạt rồi thực hiện việc thu tiền nhà theo công thức: Tiền thuê nhà tháng = Giá thuê theo thị trường x Hệ số phụ cấp chức vụ x Hệ số chây ì.
Trong đó, tiền thuê nhà tháng là tiền thuê nhà theo giá thị trường hiện tại. Hệ số phụ cấp chức vụ chính là hệ số mà họ đã, đang được hưởng (lấy số cao nhất). Hệ số chây ỳ là số tăng dần theo thời gian, tính từ ngày phải trả nhà. Hệ số này cần phải đủ lớn để mang tính răn đe.
Một số hình phạt bổ sung: Công bố danh sách hàng tháng như họ tên, chức vụ, ngày phải trả nhà, tiền nhà tháng hiện tại, luỹ kế... Đích thân cán bộ đó phải đi nộp tiền hàng tháng. Quá một số tháng nhất định, nếu vẫn cố tình chây ì sẽ khởi kiện.
Trantungphuong: Không tự giác, khi nhắc nhiều lần không trả, chây ì tìm đủ lý do thì làm gì có danh dự mà mất. Cứ cưỡng chế như nhà nước cưỡng chế dân chống đối ấy.
Trần Đình Cư: Nói không được thì cưỡng chế như các vi phạm dân sự khác, không cần bàn cãi.
KDũng: Cứ theo luật mà làm, không trả nhà thì cưỡng chế!
Bạn có đồng ý với các quan điểm trên? Hãy gửi ý kiến của mình ở box bình luận bên dưới.
Video: Không nể nang, né tránh khi thu hồi nhà công vụ