Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

'Bóc mẽ' sự thật hậu trường phim Việt, hóa ra khán giả đã bị lừa thế này

Những gì chúng ta đang được xem trên truyền hình hóa ra lại được thực hiện theo cách không ai ngờ tới như thế này.

Để có được một cảnh quay hoàn chỉnh, đạo diễn, biên kịch và diễn viên phải thống nhất với nhau không chỉ về lời thoại, cách biểu đạt cảm xúc mà còn cả về góc máy và ý đồ dựng cảnh. Chính vì thế, những gì chúng ta được xem trên màn ảnh đều là ý đồ của cả đoàn phim, còn ngoài thực tế, chúng lại được thực hiện theo những cách dưới đây.

Người qua đường vô tình chụp lại được khoảnh khắc 2 diễn viên của đài truyền hình quốc gia đang diễn ngoại cảnh. Để đảm bảo an toàn giao thông, phân đoạn chở nhau bằng xe máy sẽ được thực hiện như thế này.

Cách làm này cũng được đoàn làm phim Gạo nếp gạo tẻ áp dụng để NSND Hồng Vân và diễn viên Mai Huỳnh có thể tự do diễn xuất mà không cần lo lắng về loạt phương tiện đang lưu thông bên cạnh.

Trong phim 11 tháng 5 ngày, Thanh Sơn và Khả Ngân cũng diễn cảnh chạy xe máy trên một chiếc xe bán tải. Nhờ diễn xuất chân thật của cặp đôi, khán giả không mảy may nghi ngờ đây là cảnh quay được dàn dựng.

Nhân vật Hoài trong phim Phố trong làng dù chỉ là tuyến phụ nhưng lại nhận được nhiều tình cảm của khán giả. Đó là nhờ vào diễn xuất chân thật, đầy cảm xúc của Trần Vân. Nhiều khán giả bất ngờ khi cô diễn cảnh chạy xe quá thật.

Nếu không có sự trợ giúp của chiếc xe bán tải, có lẽ Bách (Quang Trọng) và Vân Vân (Nguyễn Ngọc Huyền) của Thương ngày nắng về đã chẳng thể nở nụ cười rạng rỡ như trên phim khi đưa nhau dạo phố bằng chiếc xích lô cồng kềnh.

“Nghệ thuật đúng là ánh trăng lừa dối”, những giây phút lãng mạn trên phim tình ơi là tình thực chất lại hết sức ba chấm. Tuy nhiên, phần lớn khán giả đều đồng tình với cách xử lý của đoàn phim, vừa giữ cho diễn viên an toàn, vừa ghi lại được những cảnh phim chỉn chu, đẹp mắt nhất.

Rachel Phạm (Tổng hợp)

Tin mới