Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bí ẩn bài thơ trong "phần mộ Đề Thám"

(VTC News) - Một khi viết theo hình thức thơ Đường, thì người viết phải biết thế nào là niêm luật. Cụ Lý Loan không bao giờ viết ra bài thơ lủng củng như thế.

(VTC News) - Đọc bài phản hồi của bác Nguyễn Thế Tính, tôi có thể hiểu rằng, bác đang đi ngược lại quan điểm của tôi trong loạt bài trên VTC News.


Thứ nhất, nếu như bác Nguyễn Thế Tính có quan điểm khác với tôi, thiết nghĩ, bác nên đi tìm sự thật và viết bằng luận cứ, luận điểm để chứng minh quan điểm của mình là có lý. Điều đó hoàn toàn khác với việc đi phân tích câu chữ trong một bài báo khác để chứng minh.


Nếu cách dùng từ của tôi sai, tôi sẽ không dám bàn tới vấn đề này. Nhưng việc tác giả phân tích cách dùng từ “xét về góc độ văn chương” của tôi trong bài báo “Biến mộ người hành khất thành mộ cụ Hoàng Hoa Thám?”, khiến tôi không hài lòng.



Ngôi mộ người hành khất, được cho là của Hoàng Hoa Thám.  

Bởi vì, bản thân văn bản viết bằng chữ Hán Nôm được tìm thấy cạnh mộ của cụ Hoàng Hoa Thám là một bài thơ, viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt của Đường thi. Bác Nguyễn Thế Tính vốn là một nhà giáo, thì phải biết rõ thế nào là “niêm luật trong Đường thi”. Đây là một thể thơ cổ của đời Đường ở Trung Hoa, bao gồm hai cách viết chính là thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt.



Dù viết bằng cách nào thì người viết cũng phải tuân theo một hệ thống các quy tắc vô cùng chuẩn mực về cách gieo vần bằng - trắc. Tác giả của bài thơ tìm thấy dưới mộ kia đã làm sai lạc hoàn toàn nguyên tắc gieo vần. Với bản dịch, người bình thường nghe có vẻ xuôi tai, nhưng người hiểu về thơ Đường mới rõ được sai ở chỗ nào.



Hơn nữa, tôi cũng đã đến viện Hán Nôm Việt Nam, gặp những giáo sư đầu ngành về Hán Nôm, sau khi tiếp xúc với bức ảnh chụp văn bản gốc, họ đã chứng minh như bài tôi viết.



Bác Tính nói, vì đó không phải văn bản để đăng lên văn đàn hay dự thi nên không xét ở góc độ văn chương được. Nhưng thưa với bác, văn bản ấy được viết theo hình thức của một bài thơ Đường, thiết nghĩ, nếu coi đây là lời nhắn nhủ mà không nghĩ đến chuyện văn chương, thì người ta không cần phải viết theo hình thức bài thơ làm gì, đừng nói đến việc viết theo hình thức thơ Đường, mà chỉ cần viết một vài câu theo lối văn biền ngẫu (cách làm văn của người xưa) là ổn. Một khi viết theo hình thức thơ, nhất là thơ Đường, thì người viết phải biết thế nào là niêm luật, mà nói thẳng ra là người văn hay chữ tốt như cụ Lý Loan không bao giờ tạo ra một bài thơ lủng củng như thế.



Thứ hai, tất cả những văn bản mà bác Tính đã xem, tôi cũng được bác Sử cho xem. Có điều, tất cả những điều tôi viết trên báo đều là những gì nghe bác Sử nói lại, tôi có giữ lại tất cả các file ghi âm cần thiết. Cho nên việc nghe nhầm hay viết sai, mong bác Tính nên tỉnh táo và kiểm chứng để biết được đâu là sự thật.



Về điều mà bác Sử nói : “Nhân dân nơi đây vẫn thờ cúng cụ với danh nghĩa là ông ăn mày có tên là Ngô Tá Điền. Gia đình tôi có bằng chứng gì đâu mà bảo với bà con là mộ cụ Đề Thám, mà để trình với Nhà nước. Có ai biết chuyện cụ Đề Thám hoạt động ở vùng này đâu. Đến khi phát hiện ra xương cốt, di vật bài thơ, tôi trình lên trên, nhiều người, nhà nghiên cứu, nhà báo đã viết nhiều bài mà Nhà nước đã xem xét để kết luận xem có phải mộ cụ Đề Thám không đâu. Thấy gia đình cụ đúc tượng đem về đây để thờ cúng, nhân dân chúng tôi cứ tin, cứ thờ cúng cụ theo tấm lòng thành kính đối với cụ thôi.”.



Nói về nhan đề bài viết của tôi: tên chính xác là “Biến mộ người ăn mày thành mộ Hoàng Hoa Thám?” dấu hỏi ở đây để thể hiện rằng tôi không hề khẳng định, mà chỉ đưa ra nghi vấn. Nhưng không hiểu vì lý do gì, mỗi khi nhắc về điều này, bác Tính đều cắt đi dấu hỏi của tôi, để rồi trách móc tôi phũ phàng với người dân Tân Lập. Việc bác cắt dấu hỏi đi, sẽ gây hiểu lầm cho độc giả.



Đọc bài báo của bác Tính, tôi hiểu rằng, bác Tính là một người dân Hiệp Hòa, rất hiểu biết và có cái tâm rất lớn với quê hương. Vì thế việc bác ủng hộ cho bác Sử là điều rất dễ hiểu. Tôi cũng là người dân ở Hiệp Hòa, tôi cũng giống bác ở điều này. Thế nhưng, viết cho công chúng nghĩa là chúng ta phải viết bằng một tâm thế khách quan và công bằng. Nhất là khi cụ Đề Thám là một anh hùng của dân tộc.



Thảo Lăng




Nguồn:

Tin mới