Hồi tháng 7, dư luận từng một phen xôn xao khi bà Hồ Thủy Anh – sinh năm 2001, con gái ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT Techcombank đã đăng ký mua 22.474.840 cổ phiếu TCB. Giao dịch đã thực hiện từ ngày 12/7/2021 đến 4/8/2021 theo phương thức khớp lệnh trên sàn và giao dịch thỏa thuận.
Dựa trên mức thị giá ngày 7/7, cổ phiếu TCB phiên đóng cửa ở mức 56.600 đồng, ước tính bà Hồ Thủy Anh sẽ phải chi ra hơn 1.272 tỷ đồng để có được số cổ phiếu theo mong muốn.
Thật đáng ngạc nhiên khi người con gái mới 20 tuổi của vị chủ tịch Techcombank đã thực hiện một bước đi thần tốc để rồi góp mặt vào trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam vào hồi tháng 7.
Không chỉ "ái nữ" tiến hành những bước đầu tiên trên thị trường chứng khoán mà người con trai của ông Hồ Hùng Anh là ông Hồ Anh Minh trước đó vào năm 2018 cũng từng mua hơn 44,7 triệu cổ phiếu TCB. Hiện tại, người này vẫn nắm giữ gần 138 triệu cổ phiếu TCB, tương đương tỷ lệ 3,95%.
Ông Hồ Hùng Anh. (Ảnh: Techcombank).
Các thành viên khác của gia đình đại gia gốc Huế này cũng nắm giữ tỷ lệ sở hữu tại nhà băng có giá trị lên đến hàng tỷ đồng khi quy đổi ra tiền mặt.
Mẹ ông Hồ Hùng Anh, bà Nguyễn Thị Thanh Tâm. Bà hiện sở hữu 174,1 triệu cổ phiếu TCB. Lượng cổ phiếu này có giá trị tương đương 9.855,9 tỷ đồng. Hiện bà Tâm sở hữu khoảng 4,98% cổ phần Techcombank.
Vợ ông Hồ Hùng Anh đang nắm trong mình hơn 10.000 tỷ đồng, chủ yếu từ sàn chứng khoán. Xét về giá trị tài sản, theo thông tin cập nhật tới sáng ngày 8/7, bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ hiện sở hữu 9.855,9 tỷ đồng cổ phiếu TCB và 677,3 tỷ đồng cổ phiếu MSN của Masan. Qua đó, kuyx kế tổng tài sản trên sàn từ hai lượng cổ phiếu trên của bà Thủy vào khoảng 10.533 tỷ đồng. Bà Thuỷ hiện đang sở hữu 4,98% cổ phần Techcombank.
Người tiếp theo cũng sở hữu cổ phiếu ngân hàng là em dâu ông Hồ Hùng Anh, bà Nguyễn Hương Liên. Bà là vợ của ông Hồ Anh Ngọc (em trai của ông Hồ Hùng Anh, người đang nắm giữ chức Phó chủ tịch HĐQT Techcombank).
Bà Liên nắm giữ khoảng 69,6 triệu cổ phiếu TCB, tương đương giá trị 3.941,1 tỷ đồng, khoảng gần 2% cổ phần. Đáng chú ý, bà cũng là một doanh nhân có tiếng và từng làm đại diện góp vốn tại 6 doanh nghiệp thành viên của Masterise Group, bao gồm: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Masterise Center, Công ty TNHH Dịch vụ Khách sạn Masterise Hotels, Công ty TNHH Dịch vụ nghỉ dưỡng Masterise World, Công ty TNHH Môi giới Masterise, Công ty TNHH Dịch vụ và Quản lý Bất động sản Masterise Services, Công ty TNHH Môi giới Masterise Agents.
Riêng ông Hồ Hùng Anh - hiện đang nắm giữ chức Chủ tịch HĐQT Techcombank thì đang có trực tiếp nắm trong tay khoảng 39,3 triệu cổ phiếu TCB, tương đương 1,1% vốn cổ phần.
Ông nổi tiếng khi được tạp chí Forbes xếp thứ 1.349 trong danh sách tỷ phú thế giới bên cạnh tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Bá Dương, Nguyễn Đăng Quang. Như vậy, ông Hùng Anh được coi như là tỷ phú đầu tiên của ngành ngân hàng Việt.
Để có được sự nghiệp trở thành tỷ phú tự thân như ngày hôm nay, ông Hồ Hùng Anh đã có một thời gian dài kinh doanh từ Đông Âu về tới Việt Nam. Vị chủ tịch đương thời của TCB được xem là cặp bài trùng với ông Nguyễn Đăng Quang cùng gây dựng nên cả 2 đế chế Masan và Techcombank. Gần đây, ông Hồ Hùng Anh rút khỏi Masan để tập trung vào Techcombank theo những quy định riêng của ngành ngân hàng.
Ông Hồ Hùng Anh tốt nghiệp cử nhân ngành Điện tử tại trường Đại học Bách khoa Kiev (Ukraine) và sau đó khởi nghiệp tại Nga với lĩnh vực mì gói và tương ớt.
Hiện tại, Techcombank đều có những khách hàng rất lớn như Masan, Vietnam Airlines hay Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mảng dịch vụ và đầu tư cũng góp phần vào sự bứt phá của TCB.
Techcombank được cho là đối tác gần gũi của Vingroup của tỉ phú USD số 1 Việt Nam Phạm Nhật Vượng, từng cho vay và phát hành trái phiếu VIC. Công tỉ chứng khoán TCBS cũng góp cả ngàn tỉ lợi nhuận cho ngân hàng mẹ.
6 tháng đầu năm 2021, Ngân hàng Kỹ thương tiếp tục ghi nhận những kết quả kinh doanh khả quan. Thu nhập từ lãi vẫn là động lực dẫn dắt tăng trưởng với nhu cầu tín dụng trong 6 tháng đầu năm duy trì ổn định. Ngân hàng tiếp tục duy trì tỷ lệ CASA hàng đầu với 46,1%, chất lượng tài sản tốt và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) dẫn đầu ngành, lần lượt đạt mức 46,1% và 3,7%. Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt 11,5 nghìn tỉ đồng (tăng trưởng 71,2% so với cùng kỳ năm trước).
Thu nhập từ mảng phí dịch vụ, lãi, và dịch vụ bảo hiểm đều chứng kiến sự tăng trưởng mạnh so với cùng thời điểm năm 2020.