Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Bằng cử nhân mất giá, sinh viên Trung Quốc đổ xô thi cao học

(VTC News) -

Kỳ thi đầu vào thạc sỹ tại Trung Quốc được đánh giá là khốc liệt hơn cả cao khảo nhưng vẫn thu hút lượng lớn thí sinh tham gia.

Theo thống kê, 4,57 triệu sinh viên đăng ký tham dự kỳ thi Khảo nghiên - tuyển sinh sau đại học ở Trung Quốc trong năm 2022. Con số này tăng 21% so với năm 2021 và là mức cao kỷ lục từ trước tới nay. 

Các thí sinh đăng ký tham gia Khảo nghiên năm nay chủ yếu là các sinh viên vừa tốt nghiệp. 

Troing bối cảnh số lượng các chương trình đào tạo sau đại học không theo kịp xu hướng gia tăng của thí sinh, tỷ lệ thí sinh nhập học trong năm nay giảm 24%. 

Số thí sinh đăng ký thi đầu vào cao học của Trung Quốc năm nay ở mức kỷ lục. (Ảnh: Sina)

Trong vài chục năm trở lại đây, sự cạnh tranh ở Khảo nghiên trở nên gắt gao tới mức một số thí sinh tham gia gọi kỳ thi này là "Cao khảo phiên bản cấp cao". Cao khảo - kỳ thi đầu vào đại học của Trung Quốc từ lâu được đánh giá là kỳ thi đại học khốc liệt nhất thế giới.

Các chuyên gia cho rằng tỷ lệ đỗ cao khảo trở nên cao hơn trong các năm qua dẫn tới tình trạng cạnh tranh sau khi ra trường tăng. Điều này khiến nhiều sinh viên tìm kiếm các tấm bằng cao hơn với hy vọng có nhiều lợi thế hơn trên thị trường việc làm. 

Tuy nhiên, theo Sixth Tone, việc sinh viên đổ đi học cao học cũng khiến Trung Quốc phải đối đầu với vấn đề: lực lượng lao động được đào tạo quá mức. Theo đó, trình độ học vấn của một số cá nhân vượt quá yêu cầu của các công ty. 

Giáo sư Xiaogang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội ứng dụng nhận định đây là hệ quả của "lạm phát bằng cấp", mà cụ thể là lạm phát bằng đại học. 

Chuyên gia này cũng lưu ý, Trung Quốc vẫn duy trì quan niệm càng học lên cao càng tốt. Nhiều người vì thế có kiếm các tấm bằng cao hơn mà không xác định mục tiêu cụ thể. 

"Nếu tư duy này không thay đổi, vấn đề giáo dục quá mức của Trung Quốc sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn", ông Xiaogang đánh giá. 

Diệu Hoa (Nguồn: Sixth Tone)

Tin mới