Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bạn biết gì về pháp danh của 3 đồ đệ Đường Tăng trong phim 'Tây du ký'?

14:30 01/09/2023 Phim
(VTC News) -

Pháp danh của cả 3 đồ đệ Đường Tăng trong phim "Tây du ký" đều có chữ "Ngộ", nó có ý nghĩa như thế nào?

 

Vì sao 3 đồ đệ của Đường Tăng trong "Tây du ký" đều được đổi tên?

  • A

    Đổi tên theo truyền thống của Phật giáo.

    Theo truyền thống của Phật giáo, khi một người phát nguyện theo Tam Bảo, sống theo giáo lý nhà Phật, họ sẽ được ban pháp danh. Và 3 cái tên Tôn Ngộ Không, Trư Ngộ Năng, Sa Ngộ Tĩnh là pháp danh kèm họ của các nhân vật.
    Khi cả 3 người theo Đường Tăng đi thỉnh kinh, họ được xem là những người đã quy y Tam Bảo, nguyện sống theo giáo lý nhà Phật nên sư phụ thường dùng pháp danh để gọi các đệ tử của mình.

  • B

    Đổi tên để thể hiện sự đoàn kết giữa 3 huynh đệ

  • C

    Đổi tên cho sư phụ dễ nhớ

  • D

    Đổi tên nghe cho giống người tu hành

 

Vậy chữ "Ngộ" trong pháp danh của 3 đệ tử Đường Tăng có ý nghĩa gì?

  • A

    Để chứng minh 3 huynh đệ cùng là đệ tử của 1 người

  • B

    Vì sư phụ thích chữ "Ngộ"

  • C

    Thể hiện sự giác ngộ, tỉnh thức

    Trên đường tu tiên, nhân vật "thạch hầu" gặp được Bồ Đề sư tổ và được nhận làm đệ tử. Lúc này, Bồ Đề sư tổ hỏi tên của "thạch hầu" và được biết: "Con không có danh tính. Nếu người khác chửi con, con không thấy phiền não; nếu người khác đánh con, con cũng không tức giận; chỉ là lấy lễ đáp lại là được. Một đời không có tên".
    Qua câu trả lời của "thạch hầu", Bồ Đề sư tổ nhận thấy đây là kẻ có căn tu nên quyết định thu nhận.
    Trong tiểu thuyết Tây du ký, Bồ Đề sư tổ đã nói với Tôn Ngộ Không rằng: “Trên cánh cửa này của ta có 12 chữ danh vị là “Quảng, Đại, Trí, Tuệ, Chân, Như, Tánh, Hải, Đĩnh, Ngộ, Viên, Giác” đến lượt nhà ngươi vừa đúng là chữ “Ngộ”. 
    Từ đó, ngài lấy chữ "Ngộ" để làm chữ đầu tiên trong pháp danh của Tôn Ngộ Không. Chữ "Ngộ" được ban cho Tôn Ngộ Không với ẩn ý mong nhân vật này giác ngộ, tỉnh thức để bước vào con đường tu hành.
    Chữ "Không" trong pháp danh của Tôn Ngộ Không là chỉ "tính không" trong Phật giáo, được rút ra dựa trên câu trả lời về danh tính của chính Tôn Ngộ Không khi chưa được đặt tên hay ban pháp danh.
    Còn chữ "Tôn" trong họ của Tôn Ngộ Không có nghĩa là "con khỉ", dùng để chỉ nguồn gốc xuất thân của nhân vật này. Toàn bộ pháp danh của Tôn Ngộ Không có thể hiểu nôm na là "con khỉ giác ngộ được tính không".
    Sau khi ban pháp danh là Tôn Ngộ Không Bồ Đề sư tổ đã truyền dạy cho đệ tử này đạo pháp trường sinh cùng 72 phép biến hóa (Thất thập nhị huyền công - Địa Sát).

  • D

    Vì các đệ tử đều có tạo hình ngộ nghĩnh

 

Pháp danh của Tôn Ngộ Không có trước các sư đệ bao nhiêu lâu?

  • A

    Khoảng 200 năm

  • B

    Khoảng 300 năm

  • C

    Khoảng 400 năm

  • D

    Khoảng 500 năm

    Thời điểm Tôn Ngộ Không có pháp danh là khi nhân vật này mới được sinh ra chưa bao lâu, đang chu du học hỏi những điều mới mẻ của thế giới. Sau khi được Bồ Đề sư tổ truyền dạy và ban pháp danh, Tôn Ngộ Không thấy mình tài giỏi nên bắt đầu "xem trời bằng vung".
    Khi liên tiếp gây ra những cuộc náo loạn từ trần gian cho tới Thiên cung, Tôn Ngộ Không đã bị Phật Tổ hàng phục và nhốt dưới núi đá suốt 500 năm. Được Đường Tăng cứu thoát, Tôn Ngộ Không quyết định hộ tống sư phụ đi thỉnh kinh.
    Trên đường đi 2 thầy trò gặp và thu nhận thêm 2 đồ đệ mới. Như vậy tính theo mốc thời gian có thể thấy pháp danh của Ngộ Không có trước 2 sư đệ khoảng hơn 500 năm.

 

Ai là người ban pháp danh cho Trư Bát Giới?

  • A

    Tôn Ngộ Không

  • B

    Bồ Tát

    Trư Bát Giới vốn là Thiên Bồng Nguyên Soái trên Thiên cung, vì phạm lỗi nên bị đày làm người có dung mạo như heo. Khi hạ phàm, nhân vật này có tên Chu Cương Liệt, sau này gặp được Đường Tăng lại được đổi tên thành Trư Bát Giới.
    Tuy nhiên, pháp danh Trư Ngộ Năng của Bát Giới là do Bồ Tát đặt cho sau khi thuyết phục được hắn phò trợ Đường Tăng đi thỉnh kinh.
    Theo đó, pháp danh của Trư Bát Giới cũng được ghép thành từ họ của hắn (Trư), chữ đầu trong pháp danh của đại sư huynh Tôn Ngộ Không (Ngộ) và chữ "Năng" để thể hiện tính cách, đặc điểm riêng của hắn.
    Trên thực tế, Bồ Tát hiểu được nguyên nhân Bồ Đề sư tổ đặt pháp danh cho Tôn Ngộ Không. Ngài hiểu chữ "Ngộ" rất có ý nghĩa với bản thân Tôn Ngộ Không và những người theo Phật giáo nên quyết định dùng chữ này đặt pháp hiệu cho Trư Bát Giới.
    Chữ "Năng" có nghĩa là bản năng. Bản thân Trư Bát Giới là con người sống bản năng, thiếu kiềm chế, tham dục vọng. Chính vì vậy pháp danh Trư Bát Giới là để nhắc nhở nhân vật này phải hiểu được, kiềm chế được bản năng, dục vọng của chính mình.

  • C

    Sư phụ

  • D

    Do Trư Bát Giới tự nhận

 

Pháp danh của Sa Ngộ Tĩnh do ai đặt cho?

  • A

    Tôn Ngộ Không

  • B

    Bồ Tát

    Sa Tăng vốn là Quyển Liêm Đại tướng trên Thiên Đình, là vị thần trông coi xe loan ở điện Linh Tiêu trên Thiên cung. Nhưng vì làm vỡ chén lưu ly nên bị Ngọc Hoàng giáng chức, đày xuống sông Lưu Sa hà.
    Sa Tăng bị xem là yêu quái trấn giữ dòng sông này, khiến nó trở nên nguy hiểm tới mức cả Tôn Ngộ Không lẫn Trư Bát Giới đều không thể cõng Đường Tăng vượt qua sông.
    Tuy nhiên, sau khi bị 2 sư huynh hợp lực khắc chế, lại được Bồ Tát thuyết phục, Sa Tăng quyết định đoạn tuyệt kiếp trấn yểm Lưu Sa hà, theo Đường Tăng làm đồ đệ thứ 3. Lúc này nhân vật được ban pháp danh Sa Ngộ Tĩnh.
    Về chữ "Ngộ" trong pháp danh của Sa Tăng có thể hiểu tương tự như với pháp danh của Trư Bát Giới. Còn chữ "Tĩnh" mang ý nghĩa thanh tịnh, trong sạch, thuần khiết mà người tu hành cần đạt được.

  • C

    Sư phụ

  • D

    Trư Bát Giới

An Nguyên

Tin mới