Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Áp lực học tập có thật sự đáng sợ đến mức nhiều người trẻ hành động dại dột?

Kỳ vọng của người lớn áp đặt lên những đứa con của mình vô tình trở thành cánh cửa đấy các em vào bệnh viện chứ không phải vào tương lai xán lạn.

Nhắc về áp lực học đường, nhiều người phì cười và cho rằng đó chỉ là “muỗi”, sau này áp lực đi làm, áp lực về cơm áo gạo tiền còn to hơn nhiều. Nhưng có lẽ, người ta không hiểu được rằng, có những nạn nhân của áp lực học đường mới chỉ là những cô bé, cậu bé 10, 11 tuổi, vẫn còn quá bé nhỏ để chịu một áp lực lớn như vậy.

Không được quan tâm triệt để, định hướng tốt, những học sinh đang độ tuổi phát triển tâm lý chưa hoàn thiện không chịu được áp lực, dẫn đến hành động dại dột là chuyện dễ hiểu.

(Ảnh: Pinterest)

Áp lực học tập rốt cuộc là gì?

Áp lực học tập là vấn đề mà bất kỳ học sinh, sinh viên nào đều phải đối mặt. Áp lực thực chất là sự dồn nén của các cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, mệt mỏi,… và đồng thời là một phần của cuộc sống thúc đẩy mỗi cá nhân nỗ lực để vượt qua khó khăn và đạt thành tích cao trong học tập.

Khi có áp lực, học sinh – sinh viên sẽ có động lực và gia tăng mức độ tập trung khi học tập. Từ đó có thể ghi nhớ tốt kiến thức và vượt qua kỳ thi một cách tốt nhất. Tuy nhiên nếu áp lực học tập diễn ra trong thời gian dài và bản thân không biết cách điều chỉnh, cả sức khỏe thể chất và tinh thần đều phải đối mặt với nhiều vấn đề.

(Ảnh: Pinterest)

Những biểu hiện của việc bị áp lực học tập đè nặng và kéo dài

- Chán chường và mất hứng thú khi học tập.

- Đánh mất niềm vui, sự hào hứng khi đến trường và có tâm lý học tập để hoàn thành nhiệm vụ.

- Tâm lý buồn bực, bất ổn, bi quan, dễ tức giận và giảm các cảm xúc tích cực như vui vẻ, hào hứng, phấn khởi,…

- Cảm thấy mông lung, không hiểu rõ bản thân thích gì và khó định hướng được tương lai.

- Người bị áp lực học tập còn gặp phải các vấn đề thể chất như sụt cân, suy nhược, đau đầu, ăn uống kém, chất lượng giấc ngủ kém,...

(Ảnh: Pinterest)

Làm sao để đối phó với áp lực học tập?

Đặt mục tiêu phù hợp với năng lực của mình

Học tập phải có mục tiêu, tuy nhiên nó cần phải phù hợp với năng lực và khả năng của bản thân. Đừng cố gắng để đạt được mục tiêu quá cao so với năng lực, nó sẽ khiến người học cảm thấy áp lực, dễ bị stress nặng hơn.

Điểm số, thứ hạng không phải là tất cả

Hãy cố gắng và nỗ lực học tập nhưng đừng bao giờ đặt mục tiêu là thành tích, thứ hạng và điểm số. Làm hết khả năng, thành quả nhận được là những kiến thức đã ghi nhận được chứ không phải điểm số hay một tờ giấy khen, chỉ khi dẹp bỏ được áp lực thành tích thì mới có thể có kết quả tốt và lâu dài.

Phân bổ thời gian hợp lý giữa việc học và vui chơi

(Ảnh: Pinterest)

Đừng nên chỉ chú tâm vào việc học, hãy để đầu óc được nghỉ ngơi, chân tay được thả lỏng. Phân bố thời gian hợp lý giữa học tập và nghỉ ngơi, thư giãn, cân bằng giữa học và chơi. Đầu óc thoải mái mới có thể học tập và tiếp thu kiến thức tốt. 

Theo đuổi sở thích lành mạnh, tích cực

Ngoài thời gian học, hãy theo đuổi những sở thích riêng của bản thân để giải trí. Tuy nhiên chỉ nên theo đuổi sở thích lành mạnh, tích cực như tham gia các bộ môn thể thao, một thú vui tiêu khiển vừa giúp giải tỏa căng thẳng vừa rèn luyện thân thể.

Chia sẻ, chia sẻ và chia sẻ

Một trong những điều tiên quyết để tránh rơi vào những hậu quả của áp lực học tập đó chính là sự chia sẻ. Đừng cố gắng giải quyết một vấn đề ngoài khả năng, nếu gặp khó khăn trong học tập hãy trao đổi với thầy cô, bạn bè. Hãy thường xuyên trò chuyện cùng bố mẹ, chia sẻ, kể chuyện ở trường lớp, việc học tập nhiều hơn. 

Đối với bố mẹ, hãy là một người bạn luôn bên con để chia sẻ, trò chuyện, trao đổi với con về việc học tập, những khó khăn mà con đang trải qua, áp lực mà con đang chịu đựng. Chia sẻ, cảm thông và động viên sẽ giúp con cảm thấy giải tỏa phần nào áp lực, định hướng cho con có phương pháp học tập phù hợp hơn.

Cersei (Tổng hợp)

Tin mới