Những người đam mê theo dõi bầu trời đã gọi nguyệt thực lần này là siêu trăng máu "hoa" vì nó kết hợp đồng thời ba hiện tượng liên quan đến mặt trăng: siêu trăng, nguyệt thực toàn phần và trăng máu.
Trăng mọc trên Stonehenge gần Amesbury, phía Nam nước Anh. (Ảnh: Getty)
Trong văn hóa dân gian một số nước, rằm tháng 5 được gọi là trăng hoa vì nó được ví như hoa mùa xuân ở Bắc bán cầu. Thuật ngữ này cũng gắn liền với những người Algonquin ở Bắc Mỹ. Các nền văn hóa thổ dân Mỹ khác có nhiều cái tên truyền thống cho ngày trăng tròn của tháng 5, bao gồm mặt trăng đâm chồi nảy lộc, trăng đẻ trứng và trăng ếch.
Là một siêu trăng, mặt trăng xuất hiện lớn hơn tới 14% và sáng hơn 30% trên bầu trời, do quỹ đạo của vệ tinh tự nhiên này đang đưa nó đến vị trí gần Trái đất nhất. Ngoài ra, mặt trăng cũng sẽ đi qua bóng của Trái đất (nguyệt thực) và do ánh sáng được lọc qua bầu khí quyển nên sẽ chuyển sang màu hơi đỏ.
Thuyền buồm đi qua khi trăng lên ở Sydney. (Ảnh: AP)
Ở những khu vực có thời tiết quang đãng, nguyệt thực có thể nhìn thấy được ở phía Tây của Bắc và Nam Mỹ, khi mặt trăng lặn vào lúc sáng sớm. Trên khắp châu Đại Dương, Australia và Đông Á, hiện tượng quan sát được khi trăng mọc vào buổi tối.
Đây là lần nguyệt thực toàn phần đầu tiên kể từ năm 2019. Mặt trăng đã bị che khuất hoàn toàn bởi Trái đất trong gần 15 phút.
Lần nguyệt thực toàn phần tiếp theo sẽ xảy ra vào ngày 16/5/2022 và một lần nữa mặt trăng máu đặc biệt sẽ phát sáng trên bầu trời đêm.
Một người đàn ông vừa câu cá dưới trăng ở sông Missouri. (Ảnh: AP)
Hình ảnh mặt trăng khi đang nguyệt thực một phần ở Auckland. (Ảnh: Getty)
Siêu trăng tại Skopje, Bắc Macedonia. (Ảnh: Shutterstock)
Hình ảnh trăng tuyệt đẹp ở sông Neva, St. Petersburg, Nga. (Ảnh: AP)
Siêu trăng nhìn qua những đám mây trên bầu trời San Diego. (Ảnh: Reuters)