Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Hiện tượng siêu trăng máu có ảnh hưởng gì đến con người và Trái Đất?

Siêu trăng máu là một trong những hiện tượng thiên văn thú vị và hiếm gặp.

Trong tiếng Anh, trăng máu được gọi là blood moon, siêu trăng máu được gọi là super blood moon. Trăng máu là một tên gọi khác của hiện tượng nguyệt thực toàn phần.

Ngày có thể xuất hiện nguyệt thực toàn phần là một ngày trăng tròn trong tháng. Nếu nguyệt thực toàn phần xảy ra khi vị trí của Mặt Trăng trùng hoặc gần như trùng với cận điểm (vị trí Mặt Trăng gần Trái Đất nhất) thì nó sẽ được gọi là siêu trăng máu.

(Ảnh: Life Savvy)

Tại sao mặt trăng lại chuyển sang màu đỏ khi nguyệt thực toàn phần?

Khi ánh sáng từ Mặt Trời chiếu vào Trái Đất, hầu hết nó bị chặn trực tiếp để tạo ra bóng. Tuy nhiên, một số ánh sáng bị khúc xạ qua bầu khí quyển của Trái đất và bị bẻ cong xung quanh, va vào bề mặt của Mặt Trăng.

Khi ánh sáng truyền qua lăng kính thủy tinh, nó bị tách thành cầu vồng có màu sắc tùy thuộc vào góc mà nó bị bẻ cong. Ánh sáng từ Mặt Trời đi qua bầu khí quyển của chúng ta cũng làm điều tương tự, vì vậy khi Mặt Trời ở trên cao, chúng ta thấy màu xanh lam, khi ở thấp hơn (hoặc ánh sáng đi qua ở một góc nông hơn), lúc này chúng ta thấy màu đỏ của hoàng hôn và bình minh.

(Ảnh: Lukassek)

Khi ánh sáng đi qua Mặt Trăng trong nguyệt thực, đó là một góc nông tương tự nên chúng ta cũng nhìn thấy màu đỏ. Cường độ của màu đỏ phụ thuộc vào lượng bụi trong khí quyển, vì vậy không phải mọi hoàng hôn hay bình minh đều có màu đỏ, và mọi nguyệt thực cũng vậy.

Trong tổng số 87 lần nguyệt thực sẽ xảy ra trong thế kỷ 21, có 28 lần trùng với siêu trăng.

Sự kiện này có ảnh hưởng gì đến Trái Đất không?

Khi Mặt Trăng gần với Trái Đất nhất, lực hút của Mặt Trăng sẽ là cao nhất. Vậy sự biến thiên này có gây ra điều gì đặc biệt với Trái Đất hay không?

Nhà nhiếp ảnh thiên văn Yuri Beletsky đã chụp được cảnh trăng máu ló dạng qua tán lá ở Santiago, Chile năm 2019. (Ảnh: Yuri Beletsky)

Siêu trăng làm tăng lực hút của Mặt Trăng lên Trái Đất, khiến thủy triều dâng cao hơn bình thường, nhưng sự thay đổi là không đáng kể đối với cơ thể con người.

Theo tính toán sơ bộ thì lực hút vào ngày siêu trăng tăng 23% so với ngày Mặt Trăng xa Trái Đất nhất. Tuy nhiên so với tổng khối lượng Mặt trăng thì sự thay đổi này ít hơn 2/10.000, do đó là không đáng kể.

Nếu tính trên 1 cơ thể 80 kg của con người thì nó giống như tăng hoặc giảm thêm 73 miligram trọng lượng vậy. Nói cách khác, ảnh hưởng đối với con người của sự thay đổi khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất trong ngày siêu trăng là rất nhỏ.

Mặt Trăng máu màu cam xuất hiện ở Winston-Salem, North Carolina. (Ảnh: Wes Rabb)

Mặt Trăng máu ló ra từ phía sau những tán cây trong bức ảnh được chụp gần Stockholm, Thụy Điển. (Ảnh: Hans Aberg)

Bức ảnh nguyệt thực toàn phần và siêu trăng chụp từ Las Vegas. (Ảnh: Tyler Leavitt)

Nhà nhiếp ảnh thiên văn Sergio Conceicao đã tạo ra hình ảnh tổng hợp về các giai đoạn của nguyệt thực khi mặt trăng đang lặn bên dưới đường chân trời từ làng Campinho, Bồ Đào Nha vào sáng ngày 21 tháng 1 năm 2019. (Ảnh: Sergio Conceicao)

Theo Hội Thiên văn Hà Nội, siêu trăng và nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra cùng lúc. Thời điểm diễn ra hiện tượng này là vào ngày 26/5 (giờ Việt Nam). 

Thời gian tốt nhất để quan sát tại Hà Nội là sau 19 giờ, khi mặt trăng đã nhô lên đường chân trời và không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi bụi và khí quyển. Còn tại TP.HCM, nguyệt thực đạt cực đại từ 18 giờ 18 phút và kết thúc vào 18 giờ 25 phút, người dân tại TP.HCM có thể quan sát hiện tượng này. 

Cersei (Tổng hợp)

Tin mới