Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Ảnh: Nam Cực 'giống như một nơi hoàn toàn khác'

(VTC News) -

Những hiện tượng lạ cho thấy Nam Cực đang thay đổi có thể là dấu hiệu cho thấy các tác động thảm họa sắp xảy ra.

Nhiếp ảnh gia Camille Seaman đến thăm Nam Cực từ năm 2004, làm việc trên các tàu thám hiểm của các công ty như National Geographic và Hurtigruten. Chỉ trong vài năm trở lại đây, cô đã chứng kiến sự thay đổi đáng chú ý trên toàn châu lục này.

“Nó giống như một nơi hoàn toàn khác", cô nói.

Chinstrap và gentoo (hai loại chim cánh cụt) leo lên một tảng băng trên Đảo Voi ngoài khơi Nam Cực. Nhiếp ảnh gia Camille Seaman đã chụp những hình ảnh này trong khoảng thời gian sáu tuần vào cuối năm 2019 và đầu năm 2020.

Các mảnh băng có thể gây khó khăn cho việc đi lại của con người trong và ngoài bờ biển.

Một tảng băng lớn vỡ ra từ mặt dưới của sông băng ở Cảng Neko. Seaman cho biết các khối băng tách ra trên sông băng có thể trở nên nguy hiểm, đặc biệt là khi nó diễn ra dưới nước và không dễ nhìn thấy.

Seaman chỉ vào loại tảo tuyết mà cô chụp ảnh, chúng thường khiến tuyết có màu hồng và đôi khi màu xanh lục. “Đó là chuyện bình thường. Nhưng điều bất thường là tôi chưa bao giờ nhìn thấy nó trước tháng 3. Bây giờ nó xuất hiện vào cả tháng 1 và tháng 12. Như vậy là sớm hơn ba tháng", cô nói.

Ở những nơi cô chưa từng nhìn thấy mặt đất mà chỉ thấy tuyết, nay đã "chỉ toàn là bùn và đá”, "màu trắng không còn là màu trắng nữa".

Chim cánh cụt hoàng đế trên đảo Nam Georgia, trên đường đến Nam Cực. Seaman chụp những hình ảnh này khi đi trên tàu MS Fram của Hurtigruten.

Seaman đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy chỉ có từng này tuyết trên mặt đất khi đến thăm đảo Cuverville. Có thể thấy rêu xanh đang phát triển mạnh ở phía trước. Trên núi có tảo tuyết màu hồng.

Năm ngoái, Nam Cực ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục là 18,3 độ C. Tổng thư ký của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), cho biết kỷ lục này “phù hợp với sự thay đổi khí hậu mà chúng tôi đang quan sát” và lưu ý rằng bán đảo Nam Cực - mũi phía Tây Bắc gần với Nam Mỹ - là một trong những khu vực ấm lên nhanh nhất hành tinh.

WMO nói nhiệt độ trên bán đảo đã tăng gần 3 độ C trong 50 năm qua. Điều đó khiến băng tan nhiều hơn, làm tăng mực nước biển toàn cầu và đe dọa các thành phố ven biển trên khắp thế giới.

Đó là một trong nhiều vấn đề được liệt kê trong báo cáo khoa học hôm 16/8 của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc. Các nhà khoa học cho biết hành tinh này đang ấm lên nhanh hơn những gì chúng ta nghĩ trước đây và không còn nhiều thời gian để cắt giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, nhằm tránh những kết cục thảm khốc.

Du khách chèo thuyền kayak gần núi băng ngoài khơi đảo Cuverville.

Một con chim cánh cụt Adélie nhảy trên mặt nước tại Brown Bluff trên bán đảo Nam Cực.

Sự tan chảy các vùng cực cũng tác động đáng lo ngại đối với một số loài động vật hoang dã sống ở đó.

Các đàn chim cánh cụt Chinstrap ở một số khu vực Nam Cực đã giảm hơn 75% trong nửa thế kỷ qua, theo các nhà nghiên cứu độc lập tham gia chuyến thám hiểm của tổ chức Hòa bình xanh đến khu vực trước đại dịch. Họ tin rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính, biển ít băng hơn và đại dương ấm hơn đã làm giảm loài nhuyễn thể mà nhiều loài chim cánh cụt ăn để sống.

Seaman giải thích: “Thực vật phù du phát triển ở mặt dưới của băng biển, và đó là thức ăn của loài nhuyễn thể này. Sau đó chim cánh cụt ăn nhuyễn thể, cá voi ăn nhuyễn thể, hải cẩu và sư tử biển ăn nhuyễn thể. Vì vậy, nó có hiệu ứng dây chuyền đáng kinh ngạc. Nếu bạn mất băng biển, bạn sẽ mất đi thực vật phù du. Bạn mất thực vật phù du và sau đó bạn bắt đầu mất nhuyễn thể, các thứ liên kết lại với nhau".

Chim cánh cụt Gentoo làm tổ ở cảng Neko. Chúng đang sống tốt hơn các loài chim cánh cụt khác trên lục địa. Số lượng loài này tăng từ năm 2019 đến năm 2020, theo tổ chức phi lợi nhuận Oceanites.

Dấu chân chim cánh cụt được nhìn thấy trên đảo Cuverville.

Nhiệt độ cao hơn cũng có thể gây khó khăn cho những chú chim cánh cụt chịu lạnh, đặc biệt là chim non, Seaman nói. Cô nhớ lại mình đã ở trên đảo Paulet Nam Cực khi nhiệt độ khoảng 15,5 độ C vào năm ngoái. Cô chụp ảnh một chú chim cánh cụt Adélie con đang thè lưỡi để giải nhiệt.

Cô nói: “Đã có hàng nghìn con chim cánh cụt gặp nạn vì chúng quá nóng và không có tuyết. Chúng đang tìm kiếm bất kỳ mảng tuyết hoặc băng nhỏ nào để nằm".

Một con chim con Adélie cố gắng giải nhiệt khi nhiệt độ tăng cao trên đảo Paulet.

Chim cánh cụt Adélie cố gắng đánh bại cái nóng trên đảo Paulet.

Tuy nhiên, một số loài cánh cụt thích nghi tốt hơn các loài khác và có mức độ thích nghi khác nhau ở các khu vực khác nhau, theo Seaman.

Seaman, người đã ghi lại tư liệu từ các vùng cực trong nhiều năm, nhận thấy báo cáo của Liên hợp quốc trong tuần này “rất đáng lo ngại, nhưng không đáng ngạc nhiên”. Cô hy vọng thông tin có thể khiến mọi người "thức tỉnh" hơn về việc phải hành động.

Một hướng dẫn viên thám hiểm đứng theo dõi để đảm bảo sóng do một con sông băng vỡ gây ra sẽ được cảnh báo.

Du khách trông nhỏ bé bên cạnh băng tuyết mênh mông ở cảng Neko.

Phương Anh

Tin mới