Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Ảnh: Kinh thành Huế hiện ra thế nào sau cuộc di dân lịch sử?

(VTC News) -

Khi người dân dời đi, nhà cửa cây cối được đập phá, chặt bỏ và những công trình cổ bắt đầu "phát lộ" đưa Kinh thành Huế dần trở lại đúng hiện trạng.

Mới đây, việc 2 cổng thành cổ "phát lộ" sau cuộc di dân lích sử khỏi Kinh thành Huế khiến giới nghiên cứu và dư luận tò mò. (Ảnh: VN)

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế khẳng định hai cổng vòm mới phát hiện ở hai bên Đông thành Thủy Quan là nơi đặt đại pháo của vệ binh triều Nguyễn. (Ảnh: T.H)

Đáng chú ý, sau khi chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế bắt đầu thực hiện việc di dời những hộ dân sống "treo" trên Kinh thành Huế mấy chục năm qua thì hàng loạt những công trình, kiến trúc cổ trên hệ thống Kinh thành Huế cũng "phát lộ" sau khi nhà cửa, cây cối được dọn dẹp. (Ảnh: VN)

Thanh đá lớn len chèn phía dưới cửa đặt pháo (pháo nhãn, pháo môn) vẫn còn như mới. (Ảnh: VN).

Những tường thành xây bằng gạch vồ từ thời vua nhà Nguyễn bắt đầu lộ ra sau khi nhà cửa của người dân được đập bỏ. (Ảnh: Đ.D)

Sau nhiều năm một số mảng tường thành bị xuống cấp, vỡ... (Ảnh: NV)

Một hỏa dược khố (kho đạn pháo) phát lộ sau khi di dời nhà cửa, phát dọn cây cối, bụi rậm hoang hóa trên Thượng thành Huế. (Ảnh: Đ.D).

Những mảng tường thành phía trong khu vực cửa Đông Ba phát lộ sau khi nhà dân được dỡ bỏ. (Ảnh: Đ.D)

Những mảng gạch tường nhà của nguời dân vẫn còn nằm ngổn ngang trên khu Thượng thành Huế. (Ảnh: Đ.D).

Tấm bia "Tây Thành Đài" trên Kinh thành Huế. (Ảnh: Đ.D)

Những công trình cổ trên Kinh thành Huế dần lộ diện sau khi người dân sống "treo" trên di tích này được di dời đến nơi ở mới. (Ảnh: Đ.D).

Bên trong một công trình ở Kinh thành Huế vẫn còn ngổn ngang những đồ vật mà người dân để lại. (Ảnh: Đ.D).

Hiện trạng vốn có của Kinh thành Huế đang dần được sửa lại. (Ảnh: Đ.D).

Một đoạn Kinh thành Huế đã được chỉnh trang.(Ảnh: Đ.D)

Kinh thành Huế đang dần được "thay da đổi thịt" sau cuộc di dân lịch sử và sau đó nó sẽ được chỉnh trang, bảo tồn với đúng giá trị vốn có. (Ảnh: Đ.D).

 

Kinh thành Huế được xây dựng dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng, bắt đầu vào mùa hè năm 1805 và kết thúc vào năm 1832. Kinh thành Huế là sự kết hợp của các bộ phận kiến trúc bao gồm hệ thống thành giai, phòng lộ (đường bộ) và hệ thống Hộ Thành hà, Hộ Thành hào (đường thủy), tạo thành một pháo đài phòng thủ kiên cố.

Ở vòng thành thứ nhất, có thể dễ dàng nhận thấy hệ thống các pháo đài (24 pháo đài), giác bảo (pháo đài gốc ở mỗi mặt thành), pháo xưởng (có khi được gọi là hỏa dược khố, hỏa dược diêm tiêu khố, tức nơi chứa đạn pháo), pháo môn (cửa đặt pháo, có khi gọi là pháo nhãn) được thiết lập và bố trí rất chỉnh bị, tương ứng với chức năng vốn có của nó.

Qua những biến thiên của thời gian, lịch sử, đặc biệt là sau khi triều Nguyễn cáo chung, rồi chiến tranh, binh lửa nhiều năm, Thượng thành Huế dần trở nên hoang phế và trở thành nên cư ngụ của nhiều hộ gia đình, vì nhiều lý do phải quần cư về đây.

Để trả lại hiện trạng, giá trị vốn có của di tích Kinh thành Huế, chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế phải thực hiện dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành Huế chia thành hai giai đoạn.

Giai đoạn 1, từ năm 2019-2021 di dời hơn 2.900 hộ dân thuộc khu vực Thượng Thành, các Eo Bầu, Hộ Thành Hào và tuyến Phòng Lộ. Giai đoạn 2, từ năm 2022- 2025 sẽ di dời gần 1.300 hộ dân thuộc khu vực hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải, di tích Đàn Xã Tắc…

Đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế  cơ bản hoàn thành đợt một di dân (thuộc giai đoạn 1) đối với dân cư sống ở khu vực Thượng Thành với quy mô 576 hộ. 

NGUYỄN VƯƠNG

Tin mới