Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ảnh: Bên trong nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam vừa đi vào hoạt động

(VTC News) -

Sau nhiều lần lỗi hẹn vì các lý do khác nhau, nhà máy điện rác Sóc Sơn (Hà Nội) đã hòa lưới điện quốc gia từ ngày 24/7, công suất xử lý 4.000 tấn rác khô mỗi ngày.

Nhà máy điện rác Sóc Sơn (Hà Nội) chính thức hoà điện lưới quốc gia từ ngày 24/7 để phục vụ công tác chạy thử, nghiệm thu. Với việc vận hành tổ máy số 1, công suất 15MW mỗi ngày sẽ có 1.000 tấn rác tươi được đốt phát điện, bằng 1/7 lượng rác phát sinh mỗi ngày của TP Hà Nội.

Sau giai đoạn vận hành thử nghiệm, nếu không có vấn đề phát sinh, nhà máy sẽ chuyển sang giai đoạn vận hành tin cậy rồi vận hành chính thức. Khi đó, nhà máy điện rác Sóc Sơn sẽ xử lý khoảng 4.000 tấn rác khô một ngày, thay thế hoàn toàn cho bãi rác Nam Sơn bên cạnh đang quá tải. Trên thế giới, chỉ có nhà máy điện rác Thâm Quyến là có khả năng xử lý cao hơn (5.000 tấn rác khô một ngày).

Bên cạnh khu đốt rác, xử lý khí thải, nhà máy còn có những khu vực xử lý nước thải rỉ rác, khu vực làm mát... 

Trung tâm điều khiển được trang bị nhiều màn hình lớn. Ông Trịnh Nhật Cương, Phó Tổng giám đốc Nhà máy điện rác Sóc Sơn cho biết: “Để phục vụ công tác chạy thử, nhiệm thu, hiện tại nhà máy đang chạy thử các mức tải khác nhau. Dự kiến, nếu không có vấn đề phát sinh, chúng tôi sẽ chạy thử từ 2-3 tuần, sau đó đến giai đoạn chạy tin câỵ và phát điện chính thức".

"Theo thoả thuận với EVN về mua bán điện, trong giai đoạn chạy thử, điện sẽ không được thanh toán. Tuy nhiên, điện sẽ được dùng để phục vụ các công việc của nhà máy... Việc phát điện thương mại còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề phụ trợ khác như hồ sơ nghiệm thu xây dựng, phòng cháy...", ông Cường nói.

Theo ông Cường, nếu hoạt động hết 5 lò, nhà máy sẽ xử lý được khoảng 4.000 tấn rác khô, tương đương 5.000 tấn rác tươi, chiếm 80% rác thải của TP Hà Nội.

Hiện nhà máy bắt đầu tiếp nhận rác. Các xe rác sau khi qua cổng sẽ được cân khối lượng rồi chạy qua cầu vượt. 14 cửa đổ rác được thiết kế phù hợp với từng loại xe khác nhau. Khi xe đến gần, cửa đổ rác sẽ tự động mở. Sau đó, rác sẽ được đánh đống, để ráo nước, lên men rồi đưa vào lò đốt.

Nhà máy có hệ thống buồng đốt 3 tầng. Tầng một để sấy khô và đưa rác đến nhiệt độ cháy. Tầng 2 là tầng đốt rác chính và tầng 3 là đốt rác cho đến khi chỉ còn xỉ và tro. Bên cạnh đó, nhà máy cũng có hệ thống quạt hút khí metan từ rác thoát ra rồi hoà vào oxy thổi vào trong lò, giúp lò cháy tốt hơn. Ngoài ra, nó cũng ngăn mùi rác phát tán ra ngoài.

Việc đốt rác sẽ tạo ra luồng khí nóng giúp chạy các tuabin của máy phát điện. Hiện, nhà máy điện rác Sóc Sơn mới chạy thử nghiệm một trong 3 tuabin.

Tháp phản ứng vôi sữa cao 44 m. Các tháp này sẽ phun vôi tôi hoà với nước vào luồng khí thải nhiệt độ cao, loại bỏ các phần tử lưu huỳnh, ni tơ. Bên cạnh đó, túi lọc bụi được nhập khẩu từ Mỹ, có khả năng tách dioxin rất tốt, giúp giữ lại muội than. 

Phần muội than chỉ chiếm khoảng 3% tổng khối lượng rác sẽ được đem đi chôn lấp. Khí thải sau khi lọc sẽ được xả qua 2 ống khói cao tới 85 m.

Khu vực hố tro là nơi tập trung tro phát sinh từ quá trình đốt rác.

Phần tro chiếm khoảng 12% tổng khối lượng sẽ được xả ra sau lò đốt. Chúng có thể được tận dụng làm vật liệu xây dựng.

Điện sau khi sản xuất sẽ được đưa lên đường dây 110 kV. Từ đây, dòng điện sẽ được chuyển tới trạm biến áp 220 kV Sóc Sơn để truyền đi tiếp hoặc đưa vào sử dụng. Công suất của nhà máy điện rác Sóc Sơn khi vận hành chính thức là 75 MW. Con số này khá khiêm tốn so với công suất 1.040 MW của nhà máy Nhiệt điện Phả Lại hay 2.400 MW của nhà máy Thuỷ điện Sơn La. Tuy vậy, nhà máy giúp xử lý 80% lượng rác thải mỗi ngày của TP Hà Nội.

Năm 2017, UBND Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng Nhà máy điện rác Sóc Sơn nằm trong khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, với nguồn vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng.

Cuối năm 2019, lãnh đạo Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng cam kết, hoàn thành dự án vào tháng 8/2020, vận hành vào tháng 10/2020.

Tuy nhiên, dịch COVID-19 bùng phát trong hai năm qua khiến dự án nhiều lần lùi ngày khánh thành. Gần nhất, nhà máy này dự kiến vận hành giai đoạn 1 từ cuối tháng 4/2022, nhưng tiếp tục trễ hẹn khiến rác thải ở nhiều quận nội thành ùn ứ.

Ngô Nhung

Tin mới