Sau khi tàu thăm dò Perseverance hạ cánh xuống sao Hỏa vào tháng 2 năm ngoái, hai micro của nó bắt đầu ghi âm, cho phép các nhà khoa học nghe thấy "hành tinh hàng xóm" của chúng ta đang "nói" những gì.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu của NASA đã đưa ra phân tích đầu tiên của họ những âm thanh thu được tại hành tinh đỏ.
Sylvestre Maurice, tác giả chính của nghiên cứu và đồng giám đốc khoa học của SuperCam, một bộ phận có kích thước như hộp đựng giày được gắn trên cột buồm giữ micro chính cho biết, âm thanh đã tiết lộ sự nhiễu loạn chưa từng biết trước đây trên sao Hỏa.
Từ khi hạ cánh trên sao Hỏa hơn một năm trước, tàu thăm dò sao Hỏa Perseverance của NASA đã sử dụng microphone để ghi lại âm thanh trên hành tinh đỏ.
Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ microphone để đo tốc độ âm thanh trên sao Hỏa. Cụ thể, họ đo thời gian cần thiết để âm thanh phát ra từ đợt bắn laser của Perseverance quay trở lại microphone của robot. Robot này bắn laser vào đá để tìm hiểu về thành phần của chúng.
Nghiên cứu lần đầu xác nhận rằng tốc độ âm thanh trên sao Hỏa di chuyển chậm hơn tốc độ âm thanh trên Trái Đất, với tốc độ 240 mét/ giây - so với 340 mét/ giây trên Trái đất.
Tuy nhiên nghiên cứu này lại cho thấy một vấn đề khác trên sao Hỏa, đó là các tần số âm thanh khác nhau truyền đi với tốc độ khác nhau. Những âm thanh của cánh quạt trực thăng hay âm thanh tự nhiên có tần số thấp sẽ có tốc độ như chúng ta vừa đề cập, nhưng những âm thanh có tần số cao, ví dụ như âm thanh từ tia laser của Perseverance lại có tốc độ 250 mét /giây, nhanh hơn tới 10 mét/ giây.
"Tôi hơi hoảng", Maurice nói. "Tôi tự nhủ rằng một trong hai phép đo là sai vì trên Trái đất, bạn chỉ có một tốc độ âm thanh".
Lý do của hiện tượng này được phỏng đoán là do bầu khí quyển trên sao Hỏa có 95% là carbon dioxide, carbon dioxide trong khi ở Trái Đất chỉ 0,04% và bầu khí quyển của sao Hỏa cũng mỏng hơn Trái Đất đến 100 lần, khiến cho âm thanh yếu hơn 20 decibel, và nó là điều đã ảnh hưởng đến tốc độ của âm thanh.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng có hai tốc độ âm thanh trên bề mặt sao Hỏa
Điều này có nghĩa là tai người sẽ nghe thấy âm thanh cao sớm hơn một chút.
"Trên Trái đất, âm thanh của một dàn nhạc đến sẽ đi đến tai của bạn ở cùng một tốc độ, cho dù chúng là âm thấp hay cao. Nhưng hãy tưởng tượng trên sao Hỏa, nếu bạn rời xa sân khấu một chút, bạn sẽ cảm thấy âm thanh đến tai bạn có phần lộn xộn, bởi âm thanh có tần số cao sẽ đến trước, còn âm thanh có tần số thấp hơn sẽ đến tai bạn sau", Maurice nói.
Tiến sĩ Thiery Fouchet từ Đài thiên văn Paris, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết viện nghiên cứu âm thanh truyền đi trên sao Hỏa và lắng nghe những tạp âm như gió gây nhiễm động, sẽ cho phép họ tinh chỉnh các mô hình số nhằm dự đoán khí hậu và thời tiết trên hành tinh đỏ.
Âm thanh trên sao Hỏa cũng di chuyển được khoảng cách ngắn hơn do bầu khí quyển mỏng của hành tinh.
Ngay từ hàng tỷ năm trước, sao Hỏa từng có bầu khí quyển dày đặc, giàu carbon, các hồ và đại dương được tạo thành từ nước lỏng, thậm chí có thể có những đám mây mịn lơ lửng trên bầu trời. Mặt trời lúc này nhỏ hơn hiện tại rất nhiều, ánh sáng cũng yếu hơn, nhưng khi những cơn bão mặt trời được sinh ra thì sức mạnh lại lớn hơn ngày nay rất nhiều.
Kích thước của sao Hỏa nhỏ hơn Trái đất, có nghĩa là tốc độ nguội của nó cũng nhanh hơn Trái đất rất nhiều - lõi Trái đất vẫn nóng chảy - lõi sắt quay liên tục vẫn có địa từ trường mạnh, có thể làm lệch hướng gió mặt trời và không cho chúng ta tác động đến chúng ta.
Sau khi sao Hỏa nguội đi, lõi của nó trở thành chất rắn và từ trường của hành tinh này cũng dần biến mất. Sau khoảng 100 triệu năm, gió mặt trời đã tước bỏ bầu khí quyển của sao Hỏa. Áp suất không khí trên sao Hỏa giảm xuống gần như chân không, đại dương trên bề mặt dần dần sôi và bốc hơi, cuối cùng toàn bộ sao Hỏa trở nên cực kỳ khô hạn.
Nói cách khác, hệ mặt trời ngày nay dễ sinh sống hơn nhiều so với 3 tỷ năm trước. Nhưng dù vậy, sao Hỏa vẫn vô hồn và không có sự sống.