Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

ADMM+ 2020 ủng hộ duy trì hòa bình, tự do hàng hải ở Biển Đông

(VTC News) -

Các nước ADMM+ ủng hộ duy trì an toàn tự do hàng hải ở Biển Đông, giải quyết hòa bình các tranh chấp, bất đồng trên cơ sở luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.

Ngày 10/12, Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+, bao gồm 10 nước ASEAN và 8 nước đối tác Nga, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Ấn Độ) lần thứ 7 diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, dưới sự chủ trì của Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 7. (Ảnh: Minh Tuấn)

Ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông

Tại Hội nghị ADMM+ lần này, trao đổi về tình hình thế giới và khu vực, các nước ADMM+ đánh giá hiện nay khu vực đang phải đối mặt với nhiều thách thức, cả truyền thống và phi truyền thống như an ninh biển, an ninh mạng, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu, dịch bệnh,... có nguy cơ ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định của khu vực.

Theo đó, các nước ADMM+ ủng hộ việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông; giải quyết hòa bình các tranh chấp, bất đồng trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Trong khi đó, Việt Nam mong muốn thực thi đầy đủ và hiệu quả DOC, đồng thời, sớm kết thúc đàm phán và ra được COC thực chất và hiệu quả.

Các nước ADMM+ cũng thống nhất tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc phòng trong cấu trúc khu vực, với ASEAN làm trung tâm nhằm xây dựng lòng tin, xây dựng năng lực ứng phó hiệu quả hơn với các mối đe dọa về an ninh chung trong khu vực. Góp phần hoàn thành các mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN, đồng thời nâng cao vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực và trên thế giới.

Chai sẻ tại Hội nghị, các nước ADMM+ nhấn mạnh vẫn tiếp tục chủ động, tăng cường hợp tác. Trên cơ sở các nền tảng kỹ thuật số hiện đại vẫn duy trì trao đổi, hợp tác thường xuyên, nỗ lực thúc đẩy sự gắn kết và chủ động thích ứng của ASEAN trong quá trình thích nghi với sự chuyển dịch về địa chiến lược và địa chính trị thông qua việc tăng cường hợp tác quốc phòng giữa các quốc gia thành viên ASEAN cũng như các nước đối tác.

Hội nghị ADMM+ lần thứ 7 đánh giá cao những tiến triển của ADMM+ trong 10 năm qua. Trong đó, có việc thường xuyên hóa ADMM+ và nâng số lượng các Nhóm chuyên gia ADMM+. Qua đó, đóng góp cho việc xây dựng năng lực và tăng cường khả năng phối hợp hoạt động chung giữa các nước thành viên ADMM+ nhằm ứng phó với các thách thức an ninh, vì lợi ích chung của cả khu vực.

10 năm thiết lập ADMM+

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam nhấn mạnh, đại dịch COVID-19 bùng phát đã tác động toàn diện, sâu rộng tới các mặt của đời sống, kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới.Trong khi một số thể chế đa phương trên toàn thế giới đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, thì hợp tác trong kênh quốc phòng giữa ASEAN và các đối tác vấn tiếp tục là điểm sáng.

Trong ADMM+, đây là năm các nhóm chuyên gia ADMM+ đánh giá, tổng kết hoạt động của chu kỳ 2017-2019 và lập kế hoạch cho chu kỳ mới. Đặc biệt, đây còn là năm đánh dấu 10 năm thiết lập cơ chế ADMM+, mà tại Lễ kỷ niệm vừa diễn ra, các bên đã cùng nhau nhìn lại những chặng đường đã qua và đề ra tầm nhìn chiến lược để ADMM+ phát triển vững chắc trong thời gian tới”, Đại tướng Ngô Xuân Lịch cho biết.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch chủ trì hội nghị ADMM+ lần thứ 7.

Theo Đại tướng Ngô Xuân Lịch, kênh quốc phòng đã thể hiện được vai trò tích cực của mình không chỉ trong tham gia phòng, chống dịch bệnh của quân đội của mỗi nước, mà còn trong cả hợp tác khu vực.

Với tinh thần “Gắn kết và chủ động thích ứng”, trên cơ sở các nền tảng kỹ thuật số hiện đại, các nước vẫn duy trì trao đổi và hợp tác thường xuyên, rút ngắn được khoảng cách địa lý và không gian giữa Bộ Quốc phòng và quân đội các nước.

Trong bối cảnh việc đi lại giữa các quốc gia bị hạn chế, nhiều sáng kiến và cách làm mới đã được triển khai, nhằm đảm bảo được duy trì và thúc đẩy đà hợp tác trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác.

Ngay sau khi kết thúc Chương trình nghị sự ADMM+ là Lễ bàn giao chức Chủ tịch ADMM, ADMM+ cho Brunei, nước Chủ tịch ASEAN năm 2021.

Minh Tuấn

Tin mới