Theo số liệu thống kê năm 2018, Trung Quốc có đến gần 110.000 ca mắc ung thư cổ tử cung, số ca tử vong lên đến gần 50.000 ca.
Nghiên cứu cho thấy 99,7% bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung có liên quan đến virus HPV (virus gây u nhú trên người). Cũng chính vì lý do này nên vacxin ngừa virus HPV trở thành vacxin ngừa ung thư cổ tử cung có hiệu quả nhất trên thế giới. Do vậy mà vacxin ngừa HPV vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có không ít phụ nữ tỏ ra nghi ngờ về loại vacxin này với rất nhiều câu hỏi như: "Nghe nói tiêm vacxin HPV sau khi đã có quan hệ tình dục thì sẽ không hiệu quả?", "Tiêm phòng HPV xong có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung?".
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhìn nhận lại căn bệnh ung thư cổ tử cung và vacxin phòng ngừa qua 5 hiểu nhầm thường gặp dưới đây:
Hiểu lầm 1: Nhiễm HPV do quan hệ tình dục bừa bãi
Virus HPV chủ yếu lây lan qua đường tình dục. Những người có quan hệ tình dục bừa bãi thực sự có nguy cơ lây nhiễm cao. Tuy nhiên điều này không có nghĩa rằng phụ nữ bị nhiễm virus HPV thì chắc chắn có quan hệ tình dục không lành mạnh.
Virus HPV trở nên vô cùng phổ biến trong cuộc sống hiện tại, cho dù phụ nữ chỉ có quan hệ tình dục với một bạn tình duy nhất thì vẫn có khả năng lây nhiễm HPV. HPV có thể điều trị khỏi trong vòng 12 tháng (xét nghiệm có thể chuyển từ dương tính sang âm tính trong vòng 1 đến 2 năm).
Quan hệ tình dục không phải là con đường lây lan duy nhất của virus HPV.Hơn nữa, quan hệ tình dục không phải là con đường lây lan duy nhất của virus HPV, HPV còn có thể lây nhiễm khi tiếp xúc gián tiếp chẳng hạn như tiếp xúc với quần áo hay đồ vệ sinh cá nhân của người bị nhiễm bệnh.
Có số liệu cho thấy, ít nhất 80% người sẽ tiếp xúc với virus HPV ít nhất một lần trong đời khi quan hệ tình dục, và có những người thậm chí còn không hề biết rằng mình đã từng bị nhiễm virus HPV.
Hiểu lầm 2: Nhiễm virus HPV cần phải cắt bỏ tử cung
Nhiễm virus HPV không có nghĩa là bạn đã mắc ung thư cổ tử cung. Đối với phần lớn người, đó chỉ là tình trạng nhiễm virus tạm thời và nó không gây hại cho cơ thể. Chỉ có một số trường hợp nhiễm HPV cuối cùng sẽ phát triển thành bệnh.
Nghiên cứu phát hiện rằng, chỉ có nhiễm trùng dai dẳng với tuýp HPV nguy cơ cao mới có khả năng gây thương tổn tiền ung thư cổ tử cung. Thông thường bệnh viện sẽ yêu cầu xét nghiệm thêm khi phát hiện nhiễm virus HPV có nguy cơ cao.
Nếu kết quả kiểm tra TCT cổ tử cung bình thường và sinh thiết cổ tử cung cũng loại trừ các tổn thương cổ tử cung thì người bệnh hoàn toàn không cần phẫu thuật, càng không cần cắt bỏ tử cung.
Hiểu lầm 3: HPV chỉ xảy ra ở phụ nữ
Không chỉ có phụ nữ mới có khả năng nhiễm virus HPV mà nam giới cũng có khả năng lây nhiễm loại virus này.
HPV có thể bị lây nhiễm thông qua dương vật và tinh hoàn. Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng, có đến gần 25% bạn tình bị nhiễm cùng loại virus HPV. Trong đó nam giới cũng có khả năng lây lan HPV như phụ nữ.
Mặc dù bao cao su có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm HPV nhưng không thể ngăn chặn được 100% nguy cơ lây nhiễm và virus này vẫn có khả năng lây nhiễm HPV qua những vùng không được bao cao su bảo vệ.
Hiểu lầm 4: Vacxin ngừa HPV không có tác dụng nếu đã có quan hệ tình dục
HPV là một thể virus lớn bao gồm hơn 200 tuýp virus phụ, chủ yếu lây lan qua đường tình dục và quan hệ tình dục thực sự cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm loại virus này.
Vacxin ngừa HPV có thể ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh bằng cách tạo đề kháng đối với nhóm virus HPV nguy cơ cao. Những người đã có quan hệ tình dục có thể đã bị nhiễm một số chủng virus HPV làm giảm hiệu quả tiêm phòng vacxin.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa rằng vacxin hoàn toàn vô hiệu. Việc quan hệ tình dục không làm người ta nhiễm tất cả các chủng HPV. Do đó vacxin ngừa virus HPV vẫn có tác dụng đối với trường hợp đã có quan hệ tình dục, chỉ có điều hiệu quả và lợi ích bảo vệ sẽ bị suy giảm hơn đối tượng chưa có quan hệ tình dục.
Hiểu lầm 5: Sau 26 tuổi không cần thiết phải tiêm vacxin ngừa bệnh
Vacxin ngừa virus HPV giới hạn rõ ràng về độ tuổi bởi nó được xem xét với các đối tượng thử nghiệm lâm sàng và cả các xác suất lây nhiễm khác.
Chúng ta thường cho rằng, khi tần suất quan hệ tình dục tăng thì khả năng lây nhiễm các tuýp virus HPV cũng sẽ tăng cao, tức khả năng tiếp xúc với virus sẽ nhiều hơn. 26 tuổi không phải là một độ tuổi giới hạn tuyệt đối. Nếu sau 26 tuổi bạn vẫn chưa có quan hệ tình dục, khả năng nhiễm virus HPV vẫn còn thấp thì việc tiêm vacxin ngừa bệnh vẫn mang lại hiệu quả cao.
Phụ nữ nên tiêm phòng vacxin ngừa HPV ngay khi còn trẻ. Đương nhiên độ tuổi ngày càng cao thì các kháng thể thu được sau khi tiêm phòng sẽ không thể đạt hiệu quả tốt như ở người trẻ tuổi. Do đó các nhà nghiên cứu vẫn khuyến khích phụ nữ nên tiêm phòng ngay khi còn trẻ.
Hiểu lầm 6: Trước khi tiêm phòng cần làm xét nghiệm virus HPV
Hiện tại các xét nghiệm HPV chủ yếu dành cho các nhóm virus nguy cơ cao và không bao gồm các tuýp virus phụ. Nói cách khác, cho dù kết quả xét nghiệm virus HPV là dương tính thì cũng chỉ nói lên rằng bạn đã nhiễm một tuýp HPV nào đó chứ không phải đã nhiễm tất cả các tuýp virus.
Vacxin ngừa virus HPV vẫn có tác dụng phòng ngừa đối với các đối tượng không bị nhiễm HPV. Do đó bạn không cần thiết phải làm xét nghiệm loại virus này trước khi tiêm phòng. Hoặc cũng có thể nói rằng, bất luận kết quả kiểm tra như thế nào cũng không ảnh hưởng đến khả năng tiêm phòng.
Hiểu lầm 7: Tiêm vacxin ngừa virus HPV sẽ không bị ung thư cổ tử cung
Mặc dù vacxin ngừa HPV có thể ngăn ngừa hiệu quả căn bệnh ung thư cổ tử cung, tuy nhiên nó cũng có những mặt hạn chế riêng. Điển hình như vacxin này không thể loại bỏ các tuýp virus hiện có, không thể thay đổi các tổn thương đã có và cũng không thể ngăn ngừa được tất cả các chủng virus.
Phụ nữ dưới 30 tuổi nên sàng lọc TCT cổ tử cung 3 năm một lần.Bởi vậy nên cho dù đã tiêm phòng virus HPV thì phụ nữ đã có quan hệ tình dục sau 25 năm vẫn nên tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ. Phụ nữ dưới 30 tuổi nên sàng lọc TCT cổ tử cung 3 năm một lần. Phụ nữ trên 30 tuổi nên kết hợp tầm soát HPV và TCT cổ tử cung 5 năm một lần.