Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

7 chứng bệnh nguy hiểm gây béo phì

Suy giáp, tiểu đường loại 2, hội chứng buồng trứng đa nang là những nguyên nhân gây béo phì không phải ai cũng biết.

 Suy giáp: Tuyến giáp hoạt động càng hiệu quả, sự trao đổi chất trong cơ thể càng cao. Tuy nhiên, thiếu hormone tuyến giáp làm chậm quá trình trao đổi chất, dẫn đến ruột hoạt động kém hiệu quả và gây tăng cân. Lúc đầu, suy giáp có thể bị nhầm lẫn với kiệt sức vì bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi và giảm năng lực làm việc. Nhưng bạn nên cẩn thận. Hãy chú ý các triệu chứng khác nếu bạn bị suy giáp như da khô, móng tay và tóc dễ gãy, thiếu máu, buồn nôn và táo bón.

U tuyến yên Prolactinoma: Hormone prolactin chịu trách nhiệm cho chức năng sinh sản bình thường và tốt cho các bà mẹ đang cho con bú. Nó cũng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, với số lượng cần thiết, cho em bé. Khi tuyến yên sản xuất quá nhiều prolactin, các khối u lành tính có thể xuất hiện. Khi đó, phụ nữ sẽ gặp phải bệnh lý tiết sữa không liên quan đến sinh con, tâm sinh lý bất thường. Nam giới suy giảm ham muốn tình dục, rối loạn tâm thần, các vấn đề về mắt và nhức đầu. Ngoài ra, cả 2 giới đều bị béo vùng ngực và vai. Bệnh này có thể chữa khỏi, vì vậy, bạn nên tới gặp bác sĩ nội tiết để được điều trị kịp thời. 

 

 Tiểu đường loại 2: Không giống như loại 1, ở bệnh nhân bị tiểu đường loại 2, tuyến yên sản xuất đủ insulin nhưng các thụ thể trong cơ thể không phản ứng với chúng, dẫn đến kháng insulin. Kết quả, số lượng hormone tích lũy này dư thừa gây ra bệnh béo phì.

U tụy nội tiết Insulinoma: Căn bệnh này làm giảm lượng đường trong máu nhanh, dẫn đến hạ đường huyết. Điều này gây ra cơn đói dữ dội khi cơ thể đang cố gắng bổ sung lượng đường thích hợp. Nếu một người không ăn khi bị hạ đường huyết, họ có thể bị run rẩy, tim đập nhanh, khó nói chuyện, thậm chí ngất xỉu. Hạ đường huyết là chứng bệnh rất khó chịu, vì vậy, cơ thể cảnh báo liên tục dấu hiệu đói, kết quả khiến bạn thèm ăn và dẫn đến tăng cân 

Căng thẳng và trầm cảm: Hormone cortisol được sản xuất bởi tuyến thượng thận, nó kiểm soát sự trao đổi carbohydrate và tham gia vào phản ứng stress. Mục tiêu của cortisol là tiết kiệm năng lượng cho cơ thể trong những tình huống căng thẳng. Tuy nhiên, khi bạn bị căng thẳng mạn tính, cơ thể sản xuất cortisol liên tục. Khi đó, cortisol chuyển hóa năng lượng thành chất béo, tích trữ chúng và dần dần gây béo phì.

 Suy tuyến thượng thận thứ phát Cushing: Căng thẳng và trầm cảm cũng gây ra căn bệnh nghiêm trọng và hiếm gặp khác đó là Cushing. Khi bị bệnh, cơ thể tích trữ chất béo xung quanh bụng và phía sau cổ trong khi cánh tay và chân vẫn gầy. Ngoài béo phì, bạn có thể xác định triệu chứng của bệnh Cushing là tăng huyết áp, nồng độ cholesterol cao, mất ngủ và thèm ăn.

Hội chứng buồng trứng đa nang: Nếu bạn bị tăng cân cùng với triệu chứng đau nửa đầu, kinh nguyệt không đều, chúng có thể là dấu hiệu buồng trứng đa nang. Nguyên nhân gây bệnh là cơ thể thiếu hormone giới tính, khiến các tế bào trứng không phát triển đúng cách và dính vào buồng trứng. Trong trường hợp này, phần thân trên bị tăng cân và bạn có cảm giác nặng nề. Ngoài ra, một số triệu chứng khác xuất hiện như lông tóc phát triển, các vấn đề về da và giọng nói trầm hơn 

Nguồn: Zing News

Tin mới