Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

5 sai lầm về cảm xúc cực tai hại hầu hết mọi người đều mắc phải mà không nhận ra

Cảm xúc là thứ vô hình, nhưng những tác động mà nó tạo ra thì không.

Một thực tế đáng buồn nhưng có thể hiểu được là hầu hết mọi người đều không hiểu nhiều về cảm xúc của chính mình. Kết quả là, họ sẽ mắc phải những sai lầm khi đối diện với cảm xúc tiêu cực. Tình trạng lặp đi lặp lại, dẫn đến tâm lý thấp thỏm, lo lắng, trì hoãn và tạo nên căng thẳng trong các mối quan hệ.

Nếu bạn có thể học cách xác định và tránh đi những điều tiêu cực, bạn sẽ thấy mình hạnh phúc hơn và ổn định hơn về mặt cảm xúc.

Cho rằng mọi cảm xúc tồn tại vĩnh viễn

Bạn có thể cảm thấy buồn bã. Nhưng đắm chìm trong sự buồn bã là điều không tốt mà rất nhiều người lại làm.

Nếu bạn lùi lại một bước, cho phép bản thân nhận thức và đón nhận nỗi buồn ấy trước khi lên dây cót lại tinh thần, bạn sẽ nhận thấy rằng những cảm xúc tiêu cực luôn thoáng qua và bạn có quyền kiểm soát việc bạn sẽ ở trong tình trạng này bao lâu, mức độ ảnh hưởng của những cảm xúc tiêu cực này tác động đến bạn.

Cảm xúc chỉ là thoáng qua, chẳng ai vui mãi, cũng chẳng ai có thể buồn mãi. 

Ví dụ, hãy nhớ lại bạn ngày còn nhỏ bạn đã buồn bã thế nào khi không được mẹ cho phép đi chơi, hay mối tình đầu tan vỡ đã để lại cho bạn bao đau khổ… nhưng rồi mọi thứ cũng đã trôi qua, phải không nào?

Cho rằng thể hiện cảm xúc là yếu đuối

Việc thể hiện cảm xúc, thừa nhận mình đau buồn, thất vọng, tức giận… không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Trên thực tế, nhận thức được cảm xúc của chính mình và lựa chọn chia sẻ chúng với người khác cho thấy chúng ta mạnh mẽ đến thế nào.

Cần rất nhiều can đảm và dũng cảm để cho phép bản thân cảm nhận những cảm xúc nhất định như tội lỗi, tức giận, đau buồn. Cảm thấy suy sụp không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối mà là dấu hiệu của sức mạnh. 

Cảm xúc thật đẹp, và thật tuyệt vời khi chúng ta có thể trải nghiệm từ cái này đến cái khác. Hãy coi chúng là một chiếc tàu lượn siêu tốc với những thăng trầm, những vòng lặp là cơ hội để bạn đón nhận những làn gió ùa vào mặt hay nhịp đập lên xuống của con tim. 

Gắn nhãn cảm xúc của bạn là tốt hay xấu

Đã bao nhiêu lần bạn nói với bản thân rằng buồn phiền về điều gì đó có hại cho bạn? 

Mỗi cảm xúc đều có lý do và ý nghĩa riêng.

Khi chúng ta gắn nhãn cảm xúc, chúng ta không cho bản thân cơ hội hiểu hết những cảm xúc mà mình đang trải qua. Bằng cách không dán nhãn cho cảm xúc, bạn cho phép bản thân cảm nhận nó và hiểu điều gì đã gây ra những nỗi buồn, sự thất vọng, tức giận... 

Khi bạn hiểu nguồn gốc của cảm xúc, yếu tố kích hoạt, bạn sẽ học được cách kiểm soát phản ứng cảm xúc của mình, đó là nền tảng để quản lý cảm xúc của bản thân.

Đánh lạc hướng bản thân khỏi cảm xúc

Chúng ta có xu hướng chữa trị vết thương thể xác của mình mà không do dự. Tuy nhiên, nhiều người lại nhất định phủ nhận những vết sẹo về mặt cảm xúc của mình. Hầu hết họ cố gắng cư xử như thể mình đang ổn.

Cho dù bạn gạt bỏ cảm xúc của mình bằng cách nói, "Tôi thực sự không quan tâm" hay hoàn toàn phủ nhận cảm xúc của mình bằng cách nói, "Không, tôi không buồn". Nhưng việc xem thường cảm xúc như vậy sẽ không đem lại kết quả gì. 

Nhiều người cho rằng kìm nén vết thương lòng thể hiện một tinh thần mạnh mẽ. Nhưng thực tế, họ chỉ cố tỏ ra cứng rắn. Thừa nhận rằng bản thân đang đau buồn, suy sụp có thể sẽ rất khó xử và xấu hổ với một số người. Tuy nhiên, thừa nhận cảm xúc là rất quan trọng để đưa ra quyết định đúng đắn - và đối phó với tâm lý đau buồn một cách lành mạnh.

Trốn tránh cảm xúc không phải là một cách giải quyết hay.

Tin tưởng tuyệt đối vào cảm xúc

Giống như việc tin vào tất cả những suy nghĩ của mình một cách vô điều kiện là rất nguy hiểm, việc tin tưởng vào cảm xúc một cách mù quáng cũng tương tự như vậy.

Ngày nay, chúng ta thường xuyên được nghe những chia sẻ về tầm quan trọng của việc “Tìm kiếm đam mê của bạn”, “Hãy để trực giác dẫn đường” và tất nhiên là “Hãy làm theo trái tim của bạn”. Như thể cảm xúc bằng một cách nào đó lại khôn ngoan hơn và chính xác hơn là một suy nghĩ hay nguyên tắc.

Nhưng cảm xúc thường có xu hướng là một “người chỉ đường” không mấy khôn ngoan khi chúng ta rơi vào những tình huống giận dữ hay căng thẳng. Ví dụ: Khi bạn đang tranh cãi với một người, sự tức giận của bạn có thể thúc đẩy bạn đưa ra nhận xét có tính chất cay cú hoặc làm tổn thương đối phương để ăn thua đủ. Khi đó, bạn có nên thực sự làm theo cảm xúc không?

Để thực sự theo đuổi ước mơ của mình và sống một cuộc đời mà bạn có thể tự hào, bạn phải thỉnh thoảng bỏ qua cảm xúc của mình và thay vào đó, hãy chú ý đến giá trị của bản thân.

Cersei (Tổng hợp)

Tin mới