Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

5 loại 'khí' làm tăng nguy cơ ung thư phổi: Muốn ngăn ngừa bệnh thì nên tránh xa

(VTC News) -

Theo các bác sĩ chuyên khoa ung thư trên kênh Family Doctor, muốn ngăn ngừa ung thư phổi phải bắt đầu từ việc phòng bệnh từ gốc.

Ung thư phổi là một trong những căn bệnh ung thư có tỷ lệ mắc và tử vong gia tăng nhanh nhất và là mối đe dọa lớn nhất đối với tính mạng và sức khỏe của con người.

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi hiện nay rất cao, và nó là một loại ung thư cần được phòng ngừa càng sớm càng tốt, càng triệt để càng tốt.

Nhiều người nói ung thư phổi là do “khí”, nhận định này quả thật có phần đúng, để ngăn ngừa ung thư phổi thì chúng ta nên sớm nhận diện và tránh xa 5 loại "khí" được liệt kê dưới đây.

(Ảnh minh họa)

Nên tránh xa các loại "khí" nào để ngăn ngừa ung thư phổi?

1. Nguồn không khí bị ô nhiễm

Sự xuất hiện của bệnh ung thư phổi liên quan mật thiết đến yếu tố môi trường, những người ở khu vực có chất lượng không khí kém, ô nhiễm không khí trầm trọng có tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn so với nhóm người được sống trong môi trường trong lành, nhiều cây xanh và ít khói bụi.

Chúng ta biết rằng, trong không khí ô nhiễm có rất nhiều chất độc hại, hít thở trực tiếp vào phổi những luồng không khí này lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của phổi và ẩn chứa những nguy cơ tiềm ẩn vô cùng lớn.

Đeo khẩu trang chống khói mù khi bạn ra ngoài và tìm các giải pháp giảm ô nhiễm không khí xung quanh cuộc sống của bạn là điều hết sức quan trọng.

(Ảnh minh họa)

2. Thường xuyên đau buồn, tính khí nóng nảy, tiêu cực

Theo quan niệm của Đông y, “tính cách” hay thái độ cảm xúc cũng mang theo một loại “khí”. Cảm xúc trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, cảm xúc tốt sẽ mang lại hiệu quả tích cực, và cảm xúc tiêu cực sẽ mang lại ảnh hưởng tiêu cực lên tinh thần và thể chất.

Những người thường xuyên hờn dỗi, buồn chán, tiêu cực, nóng nảy và những người không thể trút bỏ cảm xúc tiêu cực của mình, giữ trong lòng những điều phiền muộn rất dễ gặp các vấn đề về sức khỏe.

Những dòng cảm xúc dạng này sẽ làm giảm khả năng miễn dịch và giảm khả năng kháng bệnh.

Để phòng tránh ung thư phổi, bạn phải đảm bảo rằng mình có một thái độ sống tích cực,lạc quan. Mặc dù chúng ta biết rằng, ai cũng chắc chắn sẽ có những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống đời thường, và bạn có thể tìm kiếm những phương pháp chính xác và hiệu quả để giải quyết tình trạng cảm xúc tồi tệ đó.

(Ảnh minh họa)

3. Khói thuốc

Hầu hết các nghiên cứu đều đã công bố rằng, hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ cao gây ung thư phổi, những người hút thuốc lâu năm có tỷ lệ mắc ung thư phổi cao hơn người không hút thuốc từ 10 - 20 lần.

Muốn phòng bệnh ung thư phổi thì phải tránh xa thuốc lá, ngoài việc không hút thuốc thì còn phải phòng tránh tác hại của khói thuốc. Việc không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc, hay còn gọi là hút thuốc thụ động cũng gây hại cho con người không kém gì người trực tiếp hút thuốc.

Bạn phải dũng cảm từ bỏ việc hút thuốc lá và tránh xa môi trường có người hút thuốc thường xuyên.

(Ảnh minh họa)

4. Khói bếp

Lý do tại sao máy hút mùi được sử dụng trong nhà bếp không chỉ để duy trì môi trường bếp trong lành, mà còn để duy trì sức khỏe tốt.

Nhiều người nội trợ rất thích chiên, xào các món ăn khi nấu ăn, điều này sẽ phát sinh ra rất nhiều khí khi đun nấu, trong đó sẽ có nhiều khói dầu.

Ô nhiễm khói bếp là một vấn đề cần được quan tâm, đây là lý do khiến số lượng bệnh nhân ung thư phổi là nữ gia tăng trong những năm gần đây.

 Trong khói bếp có nhiều chất độc hại, thậm chí là chất gây ung thư, nếu không bật máy hút mùi khi nấu nướng, đun nấu sai cách, dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần, sử dụng chảo chứa dầu liên tiếp nhiều lần mà không rửa nồi thì chất độc hại đó sẽ càng tăng lên và nguy cơ bị ung thư phổi sẽ càng lớn hơn.

Do đó khi nấu ăn, hạn chế các món chiên rán xào với dầu mỡ, đặc biệt là nhiệt độ cao gây ra khói, môi trường bếp nên thông thoáng, bật máy hút mùi và mở cửa thông gió để đảm bảo không gian nấu nướng không chứa quá nhiều khói.

(Ảnh minh họa)

5. Ô nhiễm dụng cụ trang trí

Có thể bạn sẽ bất ngờ về lý do này khi các chuyên gia cho rằng, có nhiều người bệnh ung thư liêncó nhiều “khí” xuất phát ra từ những dụng cụ nội thất, trang trí, đồ dùng trong gia đình liên quan đến môi trường sống.

Sẽ là một điều dễ chịu khi được sống trong một ngôi nhà mới, nhưng vấn đề ô nhiễm trang trí phải được giải quyết triệt để trước khi bạn dọn đồ về nhà mới để ở.

Có nhiều chất nguy hiểm trong vật liệu trang trí, chẳng hạn như formaldehyde, hydro và nitơ hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Những chất độc hại này gây nguy hiểm rất lớn đến sức khỏe con người và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Do vậy, lời khuyên của bạn là không nên dọn vào ở nhà mới xây dựng. Đồng thời, ngay sau khi trang trí xong thì nên mở cửa sổ để thông gió, đặt cây xanh hoặc than củi sẽ hấp thụ các chất độc hại như formaldehyde chứa trong những thiết bị trang trí trong nhà.

Tóm lại, bạn cần biết rằng, tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư phổi hiện nay là rất cao, nếu không muốn bản thân mắc phải căn bệnh ung thư này thì bạn phải chủ động phòng tránh một cách cẩn thận.

Không chỉ đảm bảo việc phải từ bỏ thuốc lá, mà còn cần phải tránh những nguy hiểm của khói thuốc. Bạn phải tự bảo vệ mình và thực hiện các biện pháp bảo vệ khi ra ngoài. Sử dụng khẩu trang chống bụi khí là một lựa chọn tốt.

Thảo Linh (Family Doctor)

Tin mới