Theo các bác sĩ, có nhiều yếu tố trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta có thể gây ho, chẳng hạn như nhiễm trùng đường hô hấp trên, cảm lạnh,…
Ngoài ra, ung thư phổi cũng có thể gây ho, tuy nhiên ho do ung thư phổi hoàn toàn khác với kiểu ho do các nguyên nhân khác, và người bệnh thậm chí có thể tự đánh giá sự khác biệt này, từ đó hãy sớm để ý để đi khám và can thiệp kịp thời.
(Ảnh minh họa)
4 yếu tố khác biệt của ho do ung thư phổi
1. Ho kèm theo ra máu
Nếu bạn có biểu hiện ho ra máu đi kèm theo các cơn ho thì cần hết sức cảnh giác, đây có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư phổi, tuy nhiên không phải bệnh nhân ung thư phổi nào cũng có hiện tượng ho ra máu mà đa phần xuất hiện ở bệnh nhân ung thư phổi trung tâm.
Do khối u phát triển liên tục vào lòng mạch nên khi ho sẽ xảy ra hiện tượng máu lẫn trong đờm không liên tục, nếu xảy ra hiện tượng xói mòn trên bề mặt khối u sẽ ăn mòn các mạch máu lớn và cuối cùng dẫn đến ho ra máu nhiều.
2. Ho kèm theo đau ngực
Mặc dù ung thư phổi là cơ quan không có dây thần kinh đau nhưng một số bệnh nhân ung thư phổi lại bị đau ngực đồng thời khi ho, nguyên nhân là do khối u liên quan hoặc xâm lấn trực tiếp vào thành ngực, thành màng phổi có dây thần kinh đau. Nếu người bệnh có triệu chứng đau tức ngực nghĩa là khối u đã di căn hoặc xâm lấn trực tiếp vào thành ngực.
(Ảnh minh họa)
3. Ho kèm theo sụt cân
Nếu bạn có triệu chứng sụt cân khi ho thì cũng nên cảnh giác, đây có thể là do bạn bị ung thư phổi, lúc này đa số đã chuyển sang giai đoạn nặng.
Khi diễn biến của bệnh tiếp tục kéo dài, các chất độc và nhiễm trùng của khối u sẽ ảnh hưởng đến chức năng hệ tiêu hóa của người bệnh, cảm giác thèm ăn sẽ bị ảnh hưởng theo thời gian, dần dần gây ra chán ăn, sút cân.
4. Ho lâu ngày không khỏi
Ho do các nguyên nhân khác có thể thuyên giảm đáng kể sau khi điều trị, nhưng nếu do ung thư phổi thì sẽ có thể khiến bệnh nhân ho kéo dài.
Bệnh ho do ung thư phổi là do khối u chèn ép đường thở, khi khối u không biến mất thì triệu chứng ho sẽ luôn tồn tại. Ngay kể cả khi bạn dùng thuốc kháng viêm, giảm ho cũng sẽ không có tác dụng rõ rệt. Chỉ khi khối u thu nhỏ lại thì các triệu chứng ho mới có thể thuyên giảm.
(Ảnh minh họa)
Lời khuyên thêm:
Mặc dù ho là triệu chứng rõ ràng của ung thư phổi nhưng không phải bệnh nhân ung thư phổi nào cũng có triệu chứng ho, đặc biệt bệnh nhân ung thư phổi ngoại vi nói chung thường không bị ho. Vì vậy, ngay cả khi không có triệu chứng ho cũng nên đi khám sức khỏe thường xuyên.
Đặc biệt là nếu bạn là người hút thuốc lá lâu năm hoặc có tiền sử gia đình thì nên siêu âm phổi 1 lần/năm. Nếu không thuộc nhóm nguy cơ cao, bạn có thể khám sức khỏe trong trường hợp cần thiết hoặc khám định kỳ thường xuyên.
Ngoài ra, bạn cũng đừng quá hoảng sợ khi ho vì ung thư phổi không phải là nguyên nhân duy nhất gây ho, cảm lạnh thông thường cũng có thể gây ho.