Thiết lập tình thế tích cực
Khi có cuộc trò chuyện, trao đổi với khách hàng khó tính – đồng nghĩa với việc bạn đang rơi vào tình thế không mấy tích cực do ảnh hưởng đến từ phía người đối diện. Vì thế điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải chủ động thiết lập cho tình thế tích cực, làm dịu không khí hiện tại.
Lúc này, bạn nên mở đầu vấn đề không phải với tư cách là người bán và người mua mà là những người chia sẻ về câu chuyện lợi ích. Với thói quen về nhận thức lệch lạc, khách hàng thường cho rằng bạn đang có ý định dẫn dụ vì thế họ sẽ có xu hướng phòng thủ. Bạn nên biết “lấy nhu khắc cương”, đừng bị cuốn theo thái độ tiêu cực của khách hàng nếu muốn kết cục ôn hòa.
Đặt mình vào vị trí khách hàng
Theo Trưởng phòng Nhân sự công ty Tuyển dụng và tìm việc làm CareerLink, kỹ năng này được xem là động thái nắm bắt tâm lý khách hàng mà bất kỳ nhân viên, đối tác nào khi làm việc với khách hàng cũng đều cần phải hiểu rõ. Mấu chốt của kỹ năng này là quá trình bạn thử suy nghĩ theo hướng tiêu cực của khách hàng, giả sử mình cũng rơi vào trạng thái như họ để hiểu xem họ sẽ muốn nghe gì, muốn biết gì ngay lúc này.
Để có được điều này, đòi hỏi bạn phải không ngừng quan sát, rút kinh nghiệm qua mỗi cuộc trao đổi đồng thời trang bị cho bản thân lối dẫn dắt linh hoạt nhưng vẫn đúng trọng tâm, tránh tư vấn lan man, vơ đũa khách hàng mà không có sự nghiên cứu, thấu cảm từng trường hợp nhất định.
Đừng nói quá nhiều
Một sai lầm mà rất nhiều chuyên viên tư vấn, chuyên viên bán hàng thường mắc phải đó chính là cung cấp quá nhiều thông tin, hỏi quá nhiều, chia sẻ quá nhiều và hầu như không để xuất hiện khoảng trống trong lúc trò chuyện.
Có thể ở một vài trường hợp thì giải pháp này giúp bạn thuyết phục được khách hàng dễ mềm lòng nhưng đối với những người khó tính thì việc làm này càng khiến họ cảm thấy khó chịu và mất thiện cảm đối với sản phẩm, dịch vụ của bạn. Bạn nên biết gợi mở ở những câu cuối trong từng lượt đối thoại để không những lắng nghe tâm tư, nguyện vọng khách hàng nhiều hơn mà còn bày tỏ sự nhượng bộ - tôn trọng người đối diện mình khi họ đang có cái nhìn không mấy tích cực đối với sản phẩm, dịch vụ.
Luôn nhấn mạnh lợi ích của khách hàng
Bất kỳ một nhân viên nào khi trò chuyện với khách hàng luôn gắn cho mình một sứ mệnh đó là mang lại sự đồng điệu về yếu tố nhận diện và sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Muốn khách hàng tin tưởng và lựa chọn doanh nghiệp thì bạn phải thể hiện sự tự hào cá nhân trong suốt khoảng thời gian ngắn ngủi.
Thông qua việc giữ kết nối trong giao tiếp bằng việc nhấn mạnh lợi ích của khách hàng, truyền tải cảm hứng của đội ngũ phía sau bạn đến từng nhóm, từng đối tượng khách hàng riêng biệt, bạn sẽ giúp khách hàng dù khó tính đến đâu cũng sẽ bắt đầu mở rộng nhận thức để suy xét. Điều quan trọng là bạn phải làm cho họ tin rằng họ xứng đáng với giá trị sản phẩm, dịch vụ cũng như xứng đáng để nhận được sự quan tâm, trân trọng từ tổ chức, tập thể.
Trên đây là 4 cách thuyết phục khách hàng khó tính. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về bản chất của bất kỳ cuộc thương thuyết nào, dù là với tính chất khách hàng ra sao đi nữa. Chúc các bạn thành công.