Chậm rãi
Không phải không có lý do mà nhiều người đã gọi xã hội hiện đại là xã hội “mỳ ăn liền”. Đối với những người đang làm mẹ, thì lại càng hối thúc hơn trong cuộc sống hối hả.
Nhưng, các bố - mẹ ấy lại không biết là, nuôi con cũng gần như chăm cây, phải có thời gian thì mới đạt được kết quả như ý muốn. Đơn giản như ủ đậu làm giá thôi cũng phải có thời gian thì hạt đậu mới nảy mầm.
Mẹ hãy luôn chậm rãi và kiên trì với từng bước trưởng thành của con. |
Nuôi con, phải để thời gian cho con lớn. Nếu muốn nhanh, con không có nền tảng thể chất, béo nhưng không khỏe, mẹ có ưng không?
Chăm con ốm, phải để cho cơ thể con dần dần làm quen với thuốc, hỗ trợ thuốc đẩy lùi bệnh tật thì bé mới khỏi bệnh một cách bền vững. Thậm chí là có những trường hợp không dùng thuốc, để cơ thể con tự đấu tranh lại và từ đó nâng cao sức đề kháng, sau đó sẽ ít bị mắc bệnh hơn.
Dù chậm nhưng chắc. Nếu ngại lâu, sốt ruột, muốn dùng thuốc kháng sinh mạnh để dập bệnh tức thì, nhưng đồng nghĩa với việc tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi, con bị phụ thuộc vào thuốc, con khỏi rồi nhưng rất dễ tái đi tái lại bệnh.
Mẹ nào cũng mong mình sẽ chăm con tốt, vậy hãy nhớ niệm câu thần chú “Chậm rãi thôi, bình tĩnh lại nào”. Đừng sốt ruột quá mẹ nhé!
Khi biết mình đang mang trong người một sinh linh bé bỏng, ngay lập tức những người mẹ sẽ có một loại trách nhiệm, đó là trách nhiệm Quyết-định! Vì em bé trải qua đến 40 tuần gắn bó máu thịt với mẹ, và ngay cả sau khi ra đời cũng sẽ cần nhờ người thân, đặc biệt là mẹ, quyết định hộ nhiều việc để có thể thuận lợi phát triển và lớn lên.
Mẹ cần chắc chắn với mỗi khi quyết định về sức khỏe với con. |
Bất cứ điều gì, phải chắc chắn là nó tốt, hợp lý hay ít nhất là không hại gì cho con thì mới nên làm. Khi quyết định việc gì liên quan đến con cái, đặc biệt là về sức khỏe, thì kết quả hay hậu quả của nó sẽ thật khó lường.
Vì thế, mẹ cần chắc chắn mỗi khi cần quyết định việc gì. Nhất là những vấn đề về ăn uống và sức khỏe của con.
Chân thành
Con cái là niềm vui của bố mẹ, chứ không phải là “cái nợ đời, đẻ cho đủ trách nhiệm”. Và mỗi bé đều là một “tiểu vũ trụ”, một sinh linh có tâm hồn và tính cách riêng, không bé nào giống bé nào. Vì thế, để chạm vào tâm hồn của con, để là một người bạn đồng hành cùng con lớn lên, thì mẹ nên dùng chân thành để đối xử với bé.
Các bác sĩ nhi thường hay khuyên, khi nói chuyện với trẻ nhỏ thì nên ngồi xuống, sao cho mắt đối mắt với bé. Làm như vậy, mẹ sẽ thấy mình cũng ngang hàng với con, và đối thoại với con một cách bình đẳng chứ không phải lấy tư cách người lớn để áp đặt. Đó chính là chân thành.
Đối với con sự chân thành của mẹ sẽ khiến con hạnh phúc. |
Nếu mẹ sai, hãy chân thành nhận lỗi với con, đừng vì ý nghĩ nếu nhận sai là mất mặt mà lấp liếm hay bao che cho mình. Như vậy, khi bé sai, bé mới có thói quen nhận lỗi như mẹ đã làm gương.
Nếu mẹ vui hay buồn, cũng hãy chân thành chia sẻ cùng con, đừng đè nén cho rằng con chưa hiểu chuyện mà gây áp lực cho bản thân. Bé cảm nhận được vui buồn của mẹ rất nhanh, hơn bất kỳ ai khác vì có liên hệ máu mủ. Và biết đâu, chính bé sẽ là nguồn an ủi, làm tăng niềm vui và giảm nỗi buồn của mẹ nhanh hơn, hiệu quả hơn bất kỳ phương cách nào.
Khi chân thành coi con như một người bạn chứ không phải là một trách nhiệm, mẹ sẽ thấy “công việc làm mẹ” vui vẻ, thú vị hơn rất nhiều.
Kim Anh (Tổng hợp)