Mấy yến gạo, thùng mì được các đoàn tình nguyện tặng từ đợt dịch COVID-19, bà Vinh ăn chưa hết. “Hay cô cứ ra, nhà ai thiếu thì nhận, chứ tôi vẫn còn”, bà ngần ngại khi hàng xóm gọi ra nhận quà. “Không bác, lần này không phải gạo”, cô hàng xóm tươi cười nói.
Xóm thận bệnh viện Bạch Mai được nhận 25.000 ly sữa dinh dưỡng.
Những bệnh nhân “gần cuối đời mới biết vị sữa”
Ba năm trước, sau lần ngã nắng giữa cánh đồng ngô, bà Vinh đau đầu, sút cân, mắt nhìn gì cũng như bị che bởi tấm giấy bóng kính màu vàng. Ôm gói áo quần rời quê Cao Bằng, bà Vinh xuống Hà Nội thuê trọ, ở một mình, bắt đầu hành trình sống chung với bệnh suy thận mạn, giai đoạn 3.
Trước mỗi ca lọc máu, bà vẫn nấu 1/3 bơ gạo, quả trứng, luộc ít bắp cải, hoặc củ cải trắng, những thứ rau nhạt màu, để mang theo vào viện. 4 giờ lọc máu là lúc những bệnh nhân chạy thận như bà Vinh thấy đói và ăn ngon miệng nhất.
Người “xóm thận” sau vài tháng điều trị đều thú nhận, khó nhận ra mình trong gương. Ngoài những vết mổ cầu chằng chịt trên tay, ai cũng sụt từ vài kg, đến cả chục kg. Hai thứ bào mòn cân nặng của họ là bệnh tật và chế độ ăn uống kiêng khem nghiêm ngặt, vì bất cứ đồ ăn gì cũng có nguy cơ gây dị ứng, tăng kali, khó thở, cao huyết áp…
Đó còn là câu chuyện túi tiền. Hộp sữa bổ sung dinh dưỡng cho người suy thận các con mua từ tháng đầu xuống Hà Nội nhanh chóng được bà nông dân vùng biên giới nhẩm quy ra thóc, gạo, “uống thì khỏe người nhưng không có tiền mua thêm’’.
Một buổi sáng cuối năm 2020, bà Vinh đang lúi húi vo gạo, nấu cơm mang đi ăn trong ca chạy thận lúc 14h thì cô hàng xóm người Bắc Giang mở cổng xóm trọ. “Các bác ơi cầm thẻ bệnh nhân ra đầu xóm nhận quà kìa”, cô này nói rồi kéo tay bà Vinh dắt đi.
Cùng với hoạt động trao tặng sữa, các tình nguyện viên Nutricare cũng hỗ trợ kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân xóm thận.
Mấy yến gạo, thùng mì được các đoàn tình nguyện tặng từ đợt dịch COVID-19, bà Vinh ăn từ tháng 4 chưa hết. “Hay cô cứ ra, nhà ai thiếu thì nhận, chứ tôi vẫn còn”, bà ngần ngại. Cô hàng xóm cười lớn, xua tay. “Không bác, lần này không phải gạo”.
Cả xóm thận bỗng nhộn nhịp bất thường vì những bóng áo xanh lam. Người dỡ thùng carton, người kê bàn ghế, truyền tay nhau những chiếc túi giấy lớn và hướng dẫn 142 bệnh nhân xóm thận xếp hàng, nhận quà tặng. Họ chính là những thành viên của “đội quân áo xanh” Nutricare.
Những tình nguyện viên áo xanh đặt túi quà, 6 lon sữa bột cùng phong bì tiền mặt vào đôi tay run run của bà Vinh. Có bệnh nhân đằng sau vỗ vai bà Vinh cười trêu “mang về uống hết nhá, không được bán đâu nhá”. Cả hàng dài bệnh nhân đang tiến lên từ sau cũng tủm tỉm cười.
Từng tốp bệnh nhân lớn tuổi khệ nệ ôm túi quà, men theo bức tường gạch tỏa về các con hẻm nhỏ hơn để về nhà. Mấy thanh niên áo xanh thấy vậy, chạy theo sau, đỡ lấy túi, mang giúp về tận cửa phòng. Họ vừa đi vừa giải thích, dòng sữa dinh dưỡng giàu Protein của Nutricare này có thành phần phosphorus, kali và natri với liều lượng thấp dành cho bệnh nhân suy thận ở giai đoạn chạy thận nhân tạo, “các bác cứ yên tâm”.
Chiều đó, sau gần ba năm quên vị sữa, trong cái túi gai đựng cặp lồng cơm của bà Vinh còn có thêm nửa chai sữa âm ấm, pha theo đúng công thức “các cô chú áo xanh hướng dẫn.
Bà Vinh khệ nệ xách túi quà dinh dưỡng đội quân áo xanh Nutricare trao tặng trong đợt ghé thăm xóm chạy thận Bạch Mai.
Nutricare và 10 năm mang sữa trao tay cộng đồng
Bà Vũ Mai Hương, Phó tổng giám đốc, người không vắng mặt trong bất cứ sự kiện vì cộng đồng nào của Nutricare nhớ lại quãng đường 10 năm. “Thương hiệu quốc gia về dinh dưỡng y học, là niềm tự hào, cũng là trọng trách”, bà Hương tâm sự, “nhất là trọng trách với xã hội”.
Hai năm đầu là giai đoạn quyết định thành bại của một nhãn hàng, nhưng trong những ngày đầu “sinh tử” ấy, Nutricare đã bắt tay ngay vào làm thiện nguyện, đồng hành cùng các bệnh viện tặng quà cho bệnh nhân nghèo, khám bệnh tặng thuốc, tặng sữa cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng xa xôi.
Những người bước cùng Nutricare trong những chuyến tình nguyện đầu tiên, như bà Hương, 10 năm sau còn kể lại câu chuyện một ông già mù ở miền Tây, một tay nuôi 30 đứa trẻ mồ côi tàn tật. Khôn lớn, 30 đứa trẻ ấy lại quay về cùng cha nuôi, giúp đỡ những người tàn tật khác.
Một cuộc đời bình dị họ gặp trên đường thiện nguyện lập tức trở thành câu chuyện truyền cảm hứng cho hành trình của cả một nhãn hàng. Lý giải của vị nữ Phó tổng giám đốc rất dễ hiểu “Họ tàn tật thiệt thòi đến vậy còn giúp được bao nhiêu người. Nên đội quân áo xanh Nutricare sẽ không bao giờ dừng lại, hay ngại khó, ngại khổ”.
Bà Vũ Mai Hương -Phó Tổng Giám đốc Nutricare trực tiếp trao các suất quà tới 142 bệnh nhân ở xóm thận Bạch Mai.
Bà Hương thừa nhận, không có nhiều thống kê chính xác về hành trình vì cộng đồng suốt 10 năm qua, vì nhiều chương trình thực hiện rất tức thì, “thấy khó là giúp ngay, cũng không ghi lại”. Song những chiến dịch hành động này luôn mang một tinh thần và định hướng rõ ràng, dù ngắn hay dài hạn, đều được xây dựng dựa trên thế mạnh của Nutricare là dinh dưỡng.
Đối với những nhà sáng lập Nutricare, nhóm người nào trong xã hội cũng cần được đón nhận nguồn dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp. Quan niệm này thúc đẩy Nutricare liên tục nghiên cứu, phát triển các dòng sản phẩm dành cho từng nhóm đối tượng chuyên biệt như người bị bệnh thận, bệnh gan, bị K, bị tuyến giáp...
Buổi trao sữa diễn ra vào sáng ngày 25/3 vừa qua kết thúc ba đợt trao quà, hoàn tất mục tiêu gửi tặng 25.000 ly sữa đến tận tay các bệnh nhân tại xóm thận Bạch Mai. Con đường mười năm trao sữa đến tay cộng đồng, Nutricare vẫn mang đến cho những người đón nhận nó cảm giác về những bác sĩ, nhà khoa học, nhiều hơn là dáng dấp của những người làm kinh doanh. Hỏi bà Vũ Mai Hương, “Sau dấu mốc 10 năm, con đường thiện nguyện này, Nutricare sẽ đi tiếp thế nào?”. Bà Hương nghiêng đầu cười “Ai mà biết được nhỉ, chúng tôi còn chưa cả bắt đầu”.