Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc Dự án ATLAS cảnh báo các sinh vật này đang bị đe dọa bởi tác động từ các hoạt động của con người và hiện tượng biến đổi khí hậu.
12 loài mới được phát hiện sống ở độ sâu 400 m dưới bề mặt đại dương bao gồm san hô, rêu biển, động vật tân mới.
Các nhà khoa học bất ngờ khi phát hiện ra các sinh vật ở các khu vực mà trước đây chúng chưa từng được biết đến. (Ảnh: Dự án ATLAS)
Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy 35 hồ sơ mới về các sinh vật ở các khu vực mà trước đây chúng chưa từng được biết đến. Trong đó phải kể đến một loài thân mềm hai mảnh vỏ. Nó được đặt tên là Myonera atlasiana để ghi dấu về dự án được triển khai tại các núi lửa bùn ở phía bắc Vịnh Cádiz ở Tây Ban Nha.
Phần lớn đại dương sâu thẳm tới nay vẫn chưa được khám phá. Ngày 1/1/2021, Liên hợp quốc sẽ khởi động Thập kỷ Khoa học Đại dương - dự án toàn cầu nhằm khám phá và bảo vệ các đại dương trên thế giới.
Sự gia tăng CO2 do hiệu ứng nhà kính, quá trình axit hóa cùng với việc thức ăn trở nên khan hiếm đang đe dọa tới môi trường sống của các loài sinh vật sống ở đáy đại dương.
"Là nơi sản sinh ra sinh vật biển sâu và là cái nôi của ngành hải dương học, Bắc Đại Tây Dương nên là nơi chúng ta biết rõ nhất. Nhưng chỉ trong 20 năm qua, chúng tôi mới phát hiện môi trường sống dưới biển sâu của khu vực này đa dạng và dễ bị tổn thương thế nào", giáo sư Murray Roberts - người đứng đầu ATLAS cho hay.
Thông qua 40 cuộc thám hiểm nghiên cứu Đại Tây Dương, các nhà nghiên cứu của ATLAS phát hiện ra rằng gần 1/2 môi trường sống của san hô nước lạnh có nguy cơ bị axit hóa trong khi 19% hệ sinh thái biển sâu đang bị đe dọa.