1. Hong Kong
Thành phố này có diện tích 1.114 km², với 7.482 triệu dân (2020). Hong Kong được biết đến là điểm đến của nhiều doanh nhân thành đạt và giàu có nhất trên thế giới. Năm 2022 cũng là năm thứ ba liên tiếp Kong Kong vinh dự là thành phố dẫn đầu danh sách thành phố đắt đỏ nhất thế giới.
2. New York
New York (Mỹ) có diện tích 783,8 km², dân số 8,38 triệu người (2020). Đây là thành phố duy nhất trong khu vực Bắc Mỹ lọt vào danh sách những thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Được coi là "vùng đất hứa", New York là nơi thu hút nhiều người sinh sống với ước mơ tìm được chỗ đứng trong thành phố này. Không có gì ngạc nhiên khi đây là một thành phố có chi phí đắt đỏ bậc nhất thế giới.
3. Geneva
Geneva (Thuỵ Sĩ) có diện tích 15,93 km², dân số 203,951 người (2020). Geneva là thành phố hàng đầu châu Âu, luôn gắn với hình ảnh đẳng cấp và sang trọng. Được biết đến là nơi dành cho giới thượng lưu, cuộc sống xa hoa với những nhà hàng tốt nhất, khung cảnh tuyệt đẹp và những ngôi nhà hiện đại.
4. London
London (Anh) có diện tích 1,572 km², dân số 8,982 triệu người (2019). London là thành phố đắt đỏ thứ tư trên thế giới. Giống như New York, rất nhiều người từ khắp nơi trên thế giới đổ về thủ đô Vương quốc Anh. Tại London, giá thuê nhà và phương tiện giao thông công cộng thuộc diện cao nhất trên thế giới. Do đó, cần chuẩn bị nguồn tài chính vững nếu muốn đảm bảo một cuộc sống thoải mái tại thành phố này.
5. Tokyo
Tokyo (Nhật Bản) có diện tích 2.194 km², dân số 13,96 triệu người (năm 2021). Nhật Bản được biết đến là quốc gia có chi phí sinh hoạt cao, trong đó thủ đô Tokyo là nơi có chi phí lại cao nhất trong thành phố tại quốc gia này. Chi phí đắt đỏ ở thành phố này bao gồm tiền thuê nhà, tiền sở hữu ô tô và phương tiện đi lại - tàu cao tốc tốc độ cao.
6. Tel Aviv
Tel Aviv (Israel) có diện tích 52 km², dân số 460,613 người (2020). Đây là thành phố đắt đỏ nhất ở Trung Đông. Tel Aviv là trung tâm của tất cả những thứ xa xỉ và hoàng gia. Chi phí sinh hoạt cao của thành phố được cho là do sự tăng giá của đồng tiền của Israel, đồng shekel.
7. Zurich
Zurich (Thụy Sĩ) có diện tích 87,88 km², dân số: 434.335 người (2020). Thụy Sĩ được mệnh danh là đất nước dành cho người giàu, đó là lý do tại sao quốc gia này có 2 thành phố nằm trong top 10 thành phố đắt đỏ nhất để sinh sống. Nơi đây tập trung số lượng lớn những người giàu có sinh sống, đồng thời những người làm việc tại thành phố này có mức lương cao nhất trên thế giới. Nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đặt trụ sở chính ở Zurich.
8. Thượng Hải
Thượng Hải (Trung Quốc) có diện tích: 6.340 km², dân số 26,32 triệu người (2019). Thượng Hải không chỉ là một trong những thành phố đông dân nhất thế giới mà còn nằm trong danh sách thành phố đắt đỏ nhất. Thượng Hải lọt vào danh sách này là do tỷ lệ lạm phát cao, cùng với đó là sức mạnh của đồng nhân dân tệ Trung Quốc so với các đồng tiền khác.
9. Quảng Châu
Quảng Châu (Trung Quốc) có diện tích 7.434 km², dân số 15,31 triệu người (2019). Giống như Thượng Hải, Quảng Châu có nhiều điểm tương đồng giải thích để lý giải tại sao đây là thành phố đắt đỏ để sinh sống. Đó là sức mạnh của đồng nhân dân tệ, tỷ lệ lạm phát cao cùng với chi phí sinh hoạt chung luôn ở mức cao.
10. Seoul
Seoul có diện tích 605,2 km², dân số 10,12 triệu người (2022). Thành phố Seoulđ của Hàn Quốc được xếp vào danh sách ắt đỏ phần lớn là do chi phí nhà ở và tiền đặt cọc nhà mà người dân phải bỏ ra quá lớn. Nếu muốn mua nhà ở thủ đô Seoul, người mua phải bỏ ra mức chi phí gấp 4 lần tổng thu nhập 1 năm, tức khoảng 250.000 USD. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những nơi cách xa trung tâm khoảng 30 km. Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt như ăn uống, học phí cũng rất đắt đỏ do sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn tại thành phố này.