Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

10 sai lầm của cha mẹ phá hỏng giấc ngủ của bé

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng cho phát triển trí não của bé, không ngủ đủ giấc có thể khiến trẻ rối loạn tăng động thiếu tập trung, gặp vấn đề về ngôn ngữ.

Thiết lập thói quen đi ngủ là điều cần thiết bởi việc này sẽ giúp trẻ bình tĩnh và ngủ nhanh hơn. Quan trọng nhất là việc tuân theo một lịch trình nhất định để bé biết đã đến giờ đi ngủ. Sau khi tạo thành thói quen, em bé của bạn sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ khi đến giờ.  (Ảnh: Depositphotos)

 Trẻ em cũng giống như người lớn, càng hoạt động và bận rộn vào ban ngày sẽ càng khiến chúng ta dễ ngủ hơn. Vì vậy, hãy cố gắng thu hút bé vào thật nhiều các hoạt động. Trước khi đi ngủ, bố mẹ có thể kể chuyện, hát  ru...và bé sẽ sẵn sàng đi ngủ.  (Ảnh: Depositphotos)

Đôi khi bố mẹ không nhận ra các dấu hiệu buồn ngủ của trẻ, khiến trẻ phải chờ đợi quá lâu và trở nên quấy khóc. Những cử chỉ như: cau mày, nắm chặt tay, nhìn chằm chằm vào không gian, dụi mắt và tai...điều đó có nghĩa là đã đến lúc bé cần đi ngủ.  (Ảnh: Depositphotos)

Một số thói quen như lắc lư hoặc mát xa có thể giúp bé thư giãn và hiểu rằng đã đến giờ đi ngủ. Tuy nhiên, đôi khi bố mẹ hãy bỏ qua chúng, để trẻ cố gắng tự làm dịu bản thân, học cách ngủ mà không cần sự giúp đỡ của bạn. Đó cũng là lý do tại sao bạn không nên phản ứng với mọi âm thanh nhỏ khi bé yêu ngủ. (Ảnh: Depositphotos)

Một số cha mẹ nghĩ rằng, khi ngủ trưa vào ban ngày nên cho trẻ vào phòng sáng để học cách phân biệt giữa ngày và đêm. Tuy nhiên, bóng tối sẽ có tác dụng tốt hơn với trẻ sơ sinh bởi nó thúc đẩy sản xuất melatonin - một loại hormone giúp điều chỉnh giấc ngủ.   (Ảnh: Depositphotos)

Dù em bé của bạn đã lớn hơn cũi của chúng nhưng cũng đừng vội chuyển bé lên giường bởi nếu bạn di chuyển quá sớm, bé có thể sẽ không thoải mái vì đã quen với vị trí trong cũi. Thậm chí, nếu bạn chuyển bé lên giường quá sớm, bé sẽ đi lang thang trong nhà ban đêm vì không thể tự kiểm soát khi không có những thanh chắn của cũi.  Độ tuổi thích hợp để bé chuyển từ cũi lên giường là khoảng một tuổi rưỡi đến ba tuổi. (Ảnh: Depositphotos)

Ngăn chặn tiếng ồn không phải là lý tưởng để cố gắng loại bỏ tất cả những phiền nhiễu ồn ào. Nếu em bé của bạn học cách ngủ hoàn toàn trong im lặng, chúng có thể khó ngủ sau đó khi không có cách nào để ngăn chặn mọi nguồn tiếng ồn. Một số trường hợp thậm chí còn được khuyến cáo sử dụng máy tiếng ồn trắng để tập cho bé té ngủ dễ hơn, nhưng phải thật thận trọng. (Ảnh: Depositphotos)

Bạn có thể nghĩ rằng giữ cho con tỉnh táo lâu hơn sẽ khiến chúng mệt mỏi và ngủ nhanh hơn. Tuy nhiên, điều này có thể làm rối loạn lịch trình ngủ của bé, khiến giấc ngủ của bé ngắn hơn và không sâu giấc. Đối với trẻ sơ sinh, những giấc ngủ ngắn là bình thường nhưng với trẻ lớn, các bé thực sự cần một giấc ngủ lâu hơn.  (Ảnh: Depositphotos)

Việc để bé ngủ chung giường với bố mẹ thực sự có thể làm tăng nguy cơ SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) và các trường hợp thiệt mạng khác liên quan đến giấc ngủ.  (Ảnh: Getty)

 Trẻ sơ sinh ngủ từ 13 đến 15 giờ mỗi ngày là chuyện bình thường nhưng khi con bạn lớn hơn, chúng không nên ngủ trưa nhiều hơn 3 giờ mỗi ngày. Nếu ngủ quá nhiều vào ban ngày bé sẽ trở nên khó ngủ vào ban đêm. (Ảnh: Depositphotos)

Hạ Vũ

Tin mới