Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

10 mẹo hay ngừa cháy túi khi mua thực phẩm

(VTC News) - Việc tiết kiệm tiền luôn là điều quan tâm với những người đi mua thực phẩm. Sau đây, là những mẹo hay để giúp bạn thực hiện được điều đó.

(VTC News) - Mua thực phẩm là công việc gần như hàng ngày của nhiều người đặc biệt là những người nội trợ. Việc lãng phí tiền vì thiếu tinh tế trong mua sắm, có thể làm hầu bao của gia đình bạn bị thất thoát. VTC News xin giới thiệu một số mẹo để tiết kiệm khi mua thực phẩm.

10. Lập danh sách

 

Khi bạn muốn mua  thực phẩm, điều quan trọng trước tiên là hãy tạo một danh sách - điều này sẽ giúp bạn tránh mua phải  những thứ mà bạn không cần hay mua theo cảm hứng dẫn tới sự lãng phí không đáng có.


Nên liệt kê ra các món đồ khô, đồ hộp, rau xanh hoặc liệt kê từng loạ rau cần mua… lên lịch các món muốn ăn trong tuần để định ra số lượng thịt cá, rau cải hoặc đồ khô đồ hộp mà bạn cần có, viết thành một danh sách rõ ràng và thứ tự.

Như vậy, bạn sẽ tránh được sự phung phí nhiều thứ không cần thiết. Khi mua thiếu các thứ cần dùng, bạn sẽ tốn thêm công sức, thời gian, và cả tiền xăng để quay lại chợ hay siêu thị để mua  thêm.

 

9. Đừng quá đam mê thử tài nấu ăn  

 

Nấu ăn bằng cách sử dụng các  công thức của đầu bếp hoặc sách hướng dẫn nấu ăn, đó  là điềutuyệt vời đặc biệt với người không  tự tin, nhưng nếu bạn cứ mải mê theo đuổi việc thử nghiệm những món mới mà mình tìm được hằng ngày, thì đó là điều không nên. Bởi nó khiến cho những thực phẩm bình thường mà gia đình thường ăn có thể nằm mãi trong tủ lạnh cho đến lúc bị hỏng.


 

Có những món ăn làm theo công thức của các chuyên gia sẽ “ngốn” một số tiền không nhỏ từ việc mua thực phẩm để đảm bảo chất lượng như yêu cầu.


Khi bạn đang cố gắng tiết kiệm tiền, bạn phải từ bỏ ý tưởng về những bữa ăn sang trọng hàng ngày, mà hãy để dành vào cuối tuần hoặc dịp đặc biệt khi bạn muốn trổ tài.

 

8. Cửa hàng trực tuyến

 

Nhiều người nhận thấy khi mua hàng  hóa trực tuyến thì số tiền phải trả sẽ rẻ hơn và thậm chí đến một nửa so với chợ hay siêu thị.


Mua sắm qua mạng là một hình thức phổ biến tại nhiều nước. Nếu bạn là người bận rộn thì đó là lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, để tránh lãng phí thì hãy so sánh giá ở cổng mua sắm trực tuyến này với nơi khác và chú ý chất lượng  để tránh mua phải hàng kém chất lượng.

 

7. Chú ý khi trả tiền

Bạn nên nhìn các nhân viên tính tiền để biết chắc họ không tính hai lần cho một món hàng, hoặc bạn có thể kiểm tra lại giá cả món hàng khi tính có đúng không để kịp thời báo cáo với nhân viên siêu thị.

Nhớ kiểm tra lại phiếu tính tiền vì có khi bạn sẽ bị bất ngờ vì tiền tính nhầm ví dụ 10.000 đồng vì vội mà họ có thể tính 100.000, điều này có thể chỉ xảy ra với siêu thị nhỏ nơi mà cách tính tiền còn mang tính thủ công. 

6. Nắm được cách tiếp thị

Thường các siêu thị  sẽ ưu tiên trưng bày những món hàng bán giá cao ở vị trí rất thuận tiện ngay giữa kệ, nơi nhiều người chú ý. 

Bạn nên chịu khó nhón gót nhìn lên trên cao hay cúi xuống nhìn các kệ ở dưới thấp, bạn sẽ tìm được món tương tự với giá cả phải chăng. Cùng một mặt hàng nhưng có nhiều thương hiệu khác nhau, bạn cũng nên thử các thương hiệu khác ít nổi tiếng hơn xem có hợp khẩu vị không.

5. Mua số lượng lớn

 

Mua với số lượng lớn là cách nhiều người chọn vì sẽ rẻ hơn việc mua từng phần nhỏ. Tuy nhiên, bạn nên nhớ  đó không phải là một công cụ mua sắm hiệu quả trong trường hợp bạn mua hàng số lượng lớn mà bạn không dùng đến.

Mua số lượng lớn nên chú trọng dành cho các hàng hoá mà bạn sử dụng thường xuyên.


4
. Mua ở cửa hàng quen hoặc nơi đảm bảo chất lượng

 

Khi đi mua thực phẩm có nhiều người tiện đâu mua đấy hoặc trên đường đi làm thấy có gì nhìn hấp dẫn, có thể mua ngay để tiết kiệm thời gian. Nhưng đó chưa hẳn đã là một cách hay, vì những nơi không quen biết có thể khiến bạn bị hớ hoặc không đảm bảo chất lượng.


Nên lưu ý chọn nơi mình đã mua nhiều lần hoặc quen với chủ hàng nhưng nhất thiết phải đảm bảo chất lượng, giá cả phải chăng.

 

3. So sánh giá của các mặt hàng


Bạn nên học cách xem giá để so sánh. Ví dụ một hộp bánh 1kg giá 40 ngàn đồng vẫn rẻ hơn một hộp bánh cùng loại, mặc dù nó chỉ có 30 ngàn đồng nhưng chỉ có nửa kg.


Khi mua bạn cũng nên để mắt đến giá  món hàng cùng loại kế bên và tính xem mua thế nào thì có lợi hơn cho mình.

 

2 Tận dụng khuyến mãi, giảm giá


Giảm giá hay khuyến mãi là cơ hội tốt cho người đi mua thực phẩm. Đây là  cách tuyệt vời để bạn tiết kiệm tiền. Một số cửa hàng đưa ra chiêu khuyến mãi, điều này có nghĩa họ bán hàng hóa đúng với giá gốc hoặc thấp hơn. Mục đích chính là để thu hút, lôi kéo  khách hàng vào cửa hàng của mình.


Đây là lợi thế dành cho hai bên, cả người bán và người mua. Đối với người tiêu dùng, hãy tận dụng những cơ hội tốt như thế. Có thể mua taị 1-2 cửa hàng đang giảm giá sẽ giúp túi tiền của bạn tiết kiệm được một khoản kha khá.

 

Bạn sẽ ngạc nhiên về điều đó. Nhưng cần lưu ý đừng thâý hàng khuyến mãi, giảm giá để rồi đổ xô mua  với số lượng lớn, đặc biệt với hàng thực phẩm có thể khiến cho nó bị hỏng gây nên lãng phí không đáng có. Hay việc bạn mua cái gì đó hạ giá, mà không cần thiết họăc đã có một cái tương tự, đó cũng là không tiết kiệm.


1. Mua thực phẩm địa phương nếu có thể

 
Mua sản phẩm địa phương tại nơi bạn sống, sẽ rẻ hơn hàng hoá được nhập khẩu hay chuyển từ nơi khác đến. Bởi vì, bạn phải trả chi phí vận tải, những chi phí này được tính vào hàng hoá, đang làm tốn thêm của nhiều người nội trợ một số tiền không nhỏ.


Hơn nữa, bạn có thể xây dựng một mối quan hệ tốt với những người bán hàng ở địa phương, để nhận được những trái cây tươi và rau xanh không chứa chất độc hại.


Điều này cũng giúp bạn có thể biết được những chỗ nào có thực phẩm tươi ngon và đảm bảo sức khoẻ cho gia đình hơn là hàng hoá từ nơi khác đến, có thể không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Thành Công (theo lvs)

Nguồn:

Tin mới