Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

10 giải pháp thúc đẩy năng lực cạnh tranh Quốc gia

PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa cho rằng: "Việc khai mở, chỉ rõ rào cản và gỡ rào cản để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển luôn là nhiệm vụ cấp bách, cần thiết; cần có chiến lược lâu dài để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia".

Tại Trụ sở của Văn phòng Quốc hội hôm qua đã diễn ra buổi tọa đàm “Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia”.

PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa, Tổng Biên tập Báo Đại Biểu Nhân Dân cho biết, năng lực cạnh tranh Quốc gia không phải là khái niệm quá mới vì Chính phủ đã ban hành Chiến lược nâng cao vai trò cạnh tranh Quốc gia. 

Buổi tọa đàm Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia. 

“Tuy nhiên, chúng ta thấy hạn chế năng lực cạnh tranh quốc gia trong nước còn rất nhiều, trong đó có tâm lý, nhận thức  của một số cơ quan chức năng. Chính vì thế, việc khai mở, chỉ rõ rào cản và gỡ rào cản để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển luôn là nhiệm vụ cấp bách, cần thiết, cần bền bỉ, chiến lược lâu dài để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”, PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa nhấn mạnh.

Những thách thức khi vươn ra biển lớn

Trong buổi tọa đàm, một trong những lĩnh vực được các chuyên gia đầu ngành đặc biệt thảo luận là làm cách nào để nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia và làm thế nào để đưa các doanh nghiệp trong nước ra thế giới.

Theo TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển, năng lực cạnh tranh quốc gia là ý nghĩa sống còn của doanh nghiệp, lẽ sống của doanh nghiệp khi mình đi theo phát triển kinh tế thị trường. Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá năng lực quốc gia, tuy nhiên không có trụ cột nào không có mối quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, hiện nay, khi ra biển lớn, hội nhập doanh nghiệp Việt Nam bị 5 nhóm thách thức. 

Đây là năng lực cạnh tranh quốc gia nhưng trong từng yếu tố đó đều có doanh nghiệp trong đó. Nhà nước xây dựng thể chế nhưng doanh nghiệp thực hiện thể chế, đồng hành với thể chế như là một chủ thể để thực hiện thể chế đó. Do đó, những gì tạo ra sự cạnh tranh quốc gia, xuất phát nền tảng của nó doanh nghiệp.

Một trong những yếu tố nền tảng của năng lực cạnh tranh Việt Nam chính là trình độ phát triển của doanh nghiệp. Nói cách khác, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp nếu được cải thiện sẽ giúp thúc đẩy năng lực cạnh tranh quốc gia. Tuy vậy, hiện có nhiều rào cản, kéo giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, hiện nay, khi ra biển lớn, hội nhập doanh nghiệp Việt Nam bị 5 nhóm thách thức. Một là chiến lược kinh doanh không rõ ràng.

Hai là công nghệ khoa học của doanh nghiệp trong nước so  với thế giới ở mức sau doanh nghiệp nước ngoài  2 đến 3 thế hệ.

Về năng lực, chúng ta thấy người Việt Nam vào môi trường công nghiệp thì họ thành công nhân chuyên nghiệp, nhưng ở Việt Nam thì lại vẫn mang thói quen sản xuất nhỏ. 

Thứ tư, chế độ đãi ngộ của những người làm trong doanh nghiệp là có vấn đề. Việc này lỗi ở những người làm công tác vĩ mô, nhìn người quản trị doanh nghiệp bằng như là công chức trong khi ở các nước khác người ta chỉ nhìn vào hiệu quả sử dụng đồng vốn. Cuối cùng là, sự liên kết để sản xuất cạnh tranh với các nước khác rất kém.

Nhìn riêng vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, có nhiều doanh nghiệp của ta hội nhập tương đối tốt như Vietjet, Vingroup, Hòa Phát, Tân Hiệp Phát…

Để thành công, họ đều có sự chuẩn bị nội lực kỹ càng, biết người biết ta. Ví dụ như tập đoàn nước uống Tân Hiệp Phát, khởi nghiệp trong thời kỳ đổi mới, thành công ngày hôm nay là nhờ họ chọn được thị trường đúng, đi vào thị trường từ trước đến nay đang bỏ ngỏ và có thị phần để mở rộng. Đây là thành công đầu tiên của họ.

Yếu tố thứ hai giúp họ trở thành doanh nghiệp đầu đàn trong lĩnh vực đồ uống là đi thẳng vào công nghệ hiện đại ngay. Công nghệ sản xuất của họ trình độ tương đương với các nước tiên tiến. Thứ ba, họ biết họ yếu ở đâu.

"Nhiều doanh nghiệp vẫn theo đuổi mô hình quản trị gia đình, hoặc cho rằng trong nước cũng có nhiều người có thể đảm nhận việc quản trị doanh nghiệp, nhưng Tân Hiệp Phát chọn nhân sự cấp cao nước ngoài  để quản trị doanh nghiệp của mình. Đây  cũng là một trong những yếu tố giúp họ chuyển mình thành công.

Tuy nhiên, tôi cũng lưu ý rằng doanh nghiệp cần tạo dựng thương hiệu trên cơ sở trách nhiệm xã hội", ông Kiê n nói.

Nhìn lại mình để xây dựng quảng bá thương hiệu

Ông Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển nhận định: "Trong hội nhập quốc tế có cả khó khăn, thuận lợi, tôi cho rằng các doanh nghiệp lớn và nhỏ đều cần đánh giá lại mình".

Thứ nhất, nghiên cứu trong cách tiếp cận sản xuất kinh doanh của mình đang đứng trước những vấn đề gì, vướng mắc ở đâu, đây là vấn đề đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải làm.

Theo TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển, năng lực cạnh tranh Quốc gia là ý nghĩa sống còn của doanh nghiệp, lẽ sống của doanh nghiệp khi mình đi theo phát triển kinh tế thị trường. 

Thứ hai, doanh nghiệp nhìn ra thị trường nước ngoài, nghiên cứu lại những vấn đề thị trường của doanh nghiệp.

Thứ ba, chiến lược của doanh nghiệp là thế nào, muốn phát triển được thì chủ doanh nghiệp phải có chiến lược thật tốt. Điều đó là rất quan trọng, cần điều chỉnh cho phù  hợp với điều kiện mới, phải hướng vào những ngành có lợi thế, tránh sự đầu cơ, chộp giật.

Thứ tư, doanh nghiệp cần đặt mình trong chuỗi giá trị như thế nào.  

Thứ năm, lo vốn như thế nào cho hợp lý, cần có nội lực như thế nào, vốn của mình và vốn đi vay như thế nào. 

Thứ sáu, chúng ta nói nhiều về công nghệ, công nghệ 4.0, cần xem tài sản không phải bằng vốn, vật chất mà vốn trí tuệ, vốn vô hình. Chúng ta mới nặng về vốn hữu hình. Công nghệ 4.0 nói nhiều nhưng làm thế nào thì doanh nghiệp còn lúng túng.  

Thứ bảy, hoàn thiện và cải cách quản trị của mình, quản trị của chúng ta hiện thua xa các nước. Cần tiến tới, kỹ năng quản trị của các nước, cần thể hiện vai trò của chủ doanh nghiệp. 

Thứ tám, nhân lực chất lượng cao là điều quan trọng nhất. Đặc biệt là nhân lực quản lý, người lao động và kỹ thuật. Doanh nghiệp tự mình đào tạo nhân lực, dựa vào nhà nước, nhà trường chỉ một phần thôi. 

Thứ chín, phải maketing  tốt, nếu không làm tốt vấn đề này thì coi như không làm được gì cả. Có sản phẩm nhưng không tiêu thụ được, ra thị trường thế giới càng quan trọng. Sản phẩm phải giải cứu chắc chắn do maketting chưa thực hiện tốt. 

Thứ mười, là vấn đề thương hiệu. Uy tín và thương hiệu trong thời đại ngày nay rất quan trọng.  Có một số doanh nghiệp rất hăng hái như Tân Hiệp Phát, đã in sách để quảng bá ra thị trường thế giới nơi có sản phẩm của mình. Đó cũng là cách để làm thương hiệu. Tất nhiên, phải “ hữu xạ tự nhiên hương”, doanh nghiệp phải lấy được sự tín nhiệm của người tiêu dùng thì doanh nghiệp mới có thương hiệu. 

Cuối cùng, doanh nghiệp phải học hỏi, luôn luôn làm mới mình, phải sáng tạo. Tinh thần doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp, tinh thần khởi nghiệp thật “thấm” trong đội ngũ doanh nhân, đội ngũ doanh nghiệp của chúng ta. Đã đến lúc doanh nghiệp cần phải tự mình vươn lên bằng tinh thần đó. Từng doanh nghiệp có cách đi khác nhau, không có cách nào chung cho tất cả các doanh nghiệp. 

Video: Vì sao người lao động phản đối việc tăng lương tối thiểu vùng 2018 

Việt Vũ

Tin mới