Một giấc ngủ sâu và đủ là điều vô cùng quan trọng. Nó giúp chúng ta hồi phục năng lượng sau một ngày làm việc mệt mỏi và sẵn sàng cho ngày hôm sau. Do đó, thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc và đặc biệt là đột ngột thức dậy lúc nửa đêm là điều không tốt. Về lâu dài, thiếu ngủ có thể dẫn đến các bệnh như béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch. Dưới đây là một số thứ dễ khiến bạn đột ngột thức dậy lúc nửa đêm.
Về lâu dài, thiếu ngủ có thể dẫn đến các bệnh như béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch. (Ảnh minh họa)
Không gian phòng ngủ
Nếu phòng ngủ nóng và ngột ngạt, giường ngủ không bằng phẳng hoặc quá bé hay người bên cạnh ngáy to. Bất kỳ điều gì trong số này có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Do vậy, hãy tìm một nơi tối, yên tĩnh, an toàn, thoải mái và mát mẻ để nghỉ ngơi.
Rượu bia
Rượu bia vừa có thể khiến bạn buồn ngủ nhưng cũng có thể khiến bạn khó ngủ sâu. Nó làm gián đoạn giai đoạn REM quan trọng của giấc ngủ và có thể cản trở quá trình hô hấp. Nó cũng khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, thường có nghĩa là bạn phải dậy đi vệ sinh thường xuyên hơn. Để có giấc ngủ ngon hơn, bạn nên tránh uống rượu vào buổi chiều muộn và buổi tối trước khi đi ngủ.
Caffeine
Nó cũng có trong trà, cà phê, sô cô la và nhiều loại nước tăng lực. Ngay cả với liều lượng bình thường, nó có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ, đặc biệt là ở người già. Caffeine có tác dụng kéo dài đến 8 giờ. Do vậy, cần tránh uống caffe vào buổi chiều và buổi.
Ăn khuya
Nếu ăn ớt, hành tây hoặc khoai tây chiên càng muộn, thì càng có nhiều khả năng làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Để có một đêm thư thái hơn, hãy thử một bữa tối nhẹ nhàng hơn với ít chất béo và muối và ít calo hơn như trái cây hoặc rau xanh. Nên ăn sớm hơn vào buổi tối để có nhiều thời gian tiêu hóa. Nếu cảm thấy đói sau đó, hãy ăn nhẹ bằng những thức ăn dễ tiêu hóa như sữa chua.
Lo lắng và trầm cảm
Nếu những sự kiện hàng ngày khiến bạn lo lắng nhiều hơn mức cần thiết, có thể đó là một số dạng rối loạn lo âu. Lo lắng kiểu này có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Những người bị rối loạn lưỡng cực và các rối loạn tâm trạng khác cũng có thể gặp vấn đề với giấc ngủ, bao gồm cả việc thức giấc giữa đêm. Hãy trao đổi với bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
Thời kỳ mãn kinh
Nếu là phụ nữ, kinh nguyệt tự nhiên không còn vào khoảng tuổi trung niên và cơ thể lúc đó sẽ ngừng tạo ra các hormone progesterone và estrogen. Điều này thường gây ra các cơn bốc hỏa, khi lượng adrenaline tăng cao làm tăng nhiệt độ cơ thể và khiến bạn đổ mồ hôi đêm, có thể đánh thức bạn, đôi khi nhiều lần mỗi đêm. Bạn cần gặp bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài và trầm trọng hơn.
Các bệnh lý mạn tính
Viêm khớp, đau lưng, dị ứng và hen suyễn ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ. Bệnh Parkinson có thể gây ra rung giật các cơ và làm gián đoạn quá trình nhắm mắt. Bạn nên cân nhắc các điều trị thích hợp để tránh ảnh hưởng lâu dài tới giấc ngủ.
Tập thể dục trước khi ngủ
Nói chung, hoạt động thể chất khiến bạn ngủ ngon hơn. Nhưng nếu tập thể dục quá gần giờ đi ngủ, cơ thể sẽ tạo ra nhiều cortisol hơn, đây một loại hormone giúp cơ thể tỉnh táo hơn. Điều này có thể đánh thức bạn lúc nửa đêm. Hãy cố gắng hình thành thói quen tập thể dục vào buổi sáng, hoặc ít nhất là không tập thể dục trong vòng 3 giờ trước khi bạn đi ngủ.
Ngủ trưa
Chợp mắt 20 phút vào giữa ngày có thể giúp nâng cao tập trung và năng suất vào buổi chiều. Nhưng nếu ngủ kéo dài đến chiều muộn hoặc buổi tối có thể khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm. Điều đó có thể dẫn đến một chu kỳ không lành mạnh làm gián đoạn thói quen ngủ bình thường của bạn.
Nhìn nhiều điện thoại
Quá nhiều ánh sáng xanh từ điện thoại thông minh, máy tính xách tay và các thiết bị điện tử khác rước khi đi ngủ có thể làm rối loạn giấc ngủ của bạn. Sử dụng màn hình chuyên dụng lọc bớt ánh sáng hoặc một số thiết bị có cài đặt chế độ "ban đêm" giúp loại bỏ ánh sáng xanh. Giải pháp tốt nhất là không sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.