Video: Một số tác phẩm của Zinaida Serebryakova
Zinaida Yevgenyevna Serebryakova sinh ngày 10/12/1884, Neskuchne, Liên Xô cũ trong một gia đình truyền thống nghệ thuật bậc nhất vào thời điểm đó là gia tộc Benois.
Ông nội của Zinaida, Nicholas Benois là kiến trúc sư nổi tiếng, chủ tịch Hiệp hội Kiến trúc sư và thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Cha Zinaida, Yevgeny Nikolayevich Lanceray là nhà điêu khắc nổi tiếng trong khi mẹ và chị gái bà đều có năng khiếu về hội họa.
Năm 1900, sau khi tốt nghiệp, Zinaida theo học trường nghệ thuật rất nổi tiếng vào thời điểm đó. Từ đó, Zinaida được những họa sĩ nổi tiếng như Repin, Osip Braz chỉ dân và dành thời gian để đi du học tại Pháp, Ý.
Một trong các tác phẩm nổi tiếng của Zinaida.
Trong suốt thời gian này, bà dành nhiều thời gian để quan sát học hỏi. Khi trở về Nga, bà bắt đầu thực hiện niềm đam mê với hội họa của mình. Bà thường lang thang trong các phòng tranh của cung điện Hermitage để sao chép tranh của các họa sĩ bậc thầy thời Phục hưng.
Tác phẩm đầu tiên của Zinaida ra mắt vào năm 1906 mang tên Country Girl rất được đón nhận. Country Girl cũng như nhiều tác phẩm sau này của Zinaida đều lấy cảm hứng từ con người và vẻ đẹp của nước Nga. Các tác phẩm của Zinaida dù được vẽ khi bà còn khá trẻ nhưng được nhận xét là thể hiện tài năng phi thường, sự tự tin và táo bạo của bà.
Zinaida bắt đầu được công chúng biết đến rộng rãi với bức chân dung tự họa mang tên “At the dressing table” (1909). Bức ảnh này lần đầu được trưng bày tại một cuộc triển lãm lớn do Liên minh các nghệ sĩ Nga tổ chức vào năm 1910.
Giai đoạn 1914–1917 là thời kỳ đỉnh cao của Zinaida Serebriakova. Trong những năm này, cô cho ra đời một loạt các bức tranh với chủ đề cuộc sống ở nông thôn Nga. Tác phẩm quan trọng nhất trong số này là Bleaching Cloth (1917).
Bức chân dưng tự họa “At the dressing table”.
Cuộc đời của Zinaida rẽ sang bước ngoặt mới khi Cách mạng Tháng Mười bùng nổ năm 1917. Kinh tế gia đình bị ảnh hưởng khiến góc nhìn về cuộc sống của Zinaida thay đổi. Do eo hẹp về tài chính, bà bắt đầu dùng bút chì và than để vẽ tranh thay vì niềm đam mê với tranh sơn dầu.
Đến năm 1924, Zinaida đến Paris để nhận tiền hoa hồng cho cho tác phẩm của mình. Nhưng biến cố lớn xảy ra khi Liên Xô siết lệnh cấm và bà không thể quay lại quê nhà.
Dù ở nơi đất khách, bà vẫn tiếp tục hoạt động nghệ thuật và có những đóng góp cho nền nghệ thuật đương đại.
Tới tháng 9/1967, Zinaida qua đời và được chôn chất tại nghĩa trang Sainte-Geneviève-des-Bois ở Paris.