Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Xét xử vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề

Sáng 9/9, TAND quận Long Biên đưa vụ án “Mua bán trẻ ở chùa Bồ Đề” ra xét xử phiên Sơ thẩm. Hai bị cáo trong vụ mua bán trẻ em ở Chùa Bồ Đề sẽ bị chất vấn.

(VTC News) - Sáng 9/9, TAND quận Long Biên (Hà Nội) đưa vụ án “Mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề” ra xét xử phiên sơ thẩm.

Bị cáo hưởng 25 triệu đồng từ bán trẻ em

Hai bị cáo trong vụ án phải hầu tòa vì bị quy kết tội Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em gồm: Phạm Thị Nguyệt (45 tuổi, quê Ninh Bình) và Nguyễn Thị Thanh Trang (37 tuổi, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). 

Tại phiên tòa, chị Trần Thị Thu Hà, mẹ đẻ cháu Cù Nguyên Công (tức Phạm Gia Bảo) - bị hại trong vụ án này có mặt. 

Khai nhận tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Trang cho biết từng làm việc tại nhà Mở của chùa Bồ Đề từ tháng 10/2010. Đến đầu năm 2012, bị cáo này được sư trụ trì chùa phân công quản lý nhà Mở.

Hai bị cáo Phạm Thị Nguyệt và Nguyễn Thị Thanh Trang tại phiên tòa sơ thẩm 

Nhiệm vụ chính của bị cáo Trang tại khu nhà Mở là tiếp nhận, kê khai người đến gửi trẻ, tiếp nhận trẻ, phân các cháu vào các phòng để giao cho các cô nuôi, xin học cho các trẻ em ở chùa Bồ Đề. 

Cũng trong khoảng thời gian làm quản lý nhà Mở tại chùa Bồ Đề, bị cáo Trang đã quen biết với bị cáo Phạm Thị Nguyệt.

Khai nhận về quá trình mua bán cháu Công, Trang nói, do biết chị Hà không có điều kiện nuôi con, đồng thời nhận được đề nghị của Nguyệt về việc tìm giúp một bé trai để nuôi, Trang đã nhờ một người phụ nữ bán hàng ở cổng chùa giả làm chị dâu mình để gặp Hà, xin nhận cháu Công.

Trang khai, Phạm Thị Nguyệt hứa sẽ trả 40 triệu đồng để có được cháu Công. Việc “giao dịch” Cù Nguyên Công, Nguyệt không đứng ra trực tiếp. Sau khi giao dịch hoàn thành Nguyệt trả cho Trang 35 triệu đồng.

Số tiền này, Trang chuyển vào tài khoản của mẹ ruột của cháu Gia Bảo là chị Trần Thị Thu Hà 10 triệu đồng. 25 triệu đồng còn lại, Trang chi tiêu cá nhân.

Bị cáo sống cùng 2 chồng hờ

Theo hồ sơ vụ án, bị cáo Phạm Thị Nguyệt đã có 2 con đẻ với người chồng là Phạm Văn Học (đã mất). Do mâu thuẫn nên từ năm 1999, Nguyệt đã không còn chung sống với Học.

Hai con được bị cáo này gửi cho gia đình nuôi. Sau đó, bị cáo này nhận hai cháu nhỏ là Phạm Đức Anh và Phạm Gia Hân về làm con nuôi và thông báo với 2 "chồng hờ" của mình đó là con của họ.

Tại phiên tòa, HĐXX cũng thẩm vấn bị cáo Nguyệt về việc bị cáo này thay tên họ, năm sinh khi đi làm lại chứng minh thư nhân dân.

Bị cáo Phạm Thị Nguyệt 

Bị cáo này sinh năm 1970, khai sinh với tên Phạm Thị Tân Nguyệt. Nhưng đến năm 2011, Nguyệt đi làm lại chứng minh nhân dân với tên Phạm Thị Nguyệt và năm sinh là 1979. Khi HĐXX thẩm vấn, Nguyệt ấp úng, quanh co, không trả lời được lý do của những sự thay đổi trên.

Trong phiên tòa, hai người “chồng hờ” của Nguyệt là anh Nguyễn Văn V. và Phạm Đức H. đều thừa nhận không quen biết nhau, đã bị Nguyệt lừa dối trong một thời gian dài. Nguyệt diễn "màn kịch" mang bầu, rồi sinh con một cách hoàn hảo khiến hai người đàn ông đều không thể nhận ra được bộ mặt thật của bị cáo này.

Điều đáng nói, khi chung sống với ai, bị cáo Nguyệt cũng đều nói những đứa trẻ mình nuôi là con của họ. Cũng từ sự gian xảo này, Nguyệt đều yêu cầu hai người "chồng hờ" chu cấp tiền hàng tháng để nuôi con.

Chiều 9/9, phiên tòa xét xử vụ án

m

ua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề

 tiếp tục phần thẩm vẩn. 

Video:  Công an họp báo vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề

M.Chiến

Nguồn:

Tin mới