Tác giả của nghiên cứu, tiến sĩ Mark Lew, Trường Y khoa Keck thuộc Đại học Nam California nói: "Chúng tôi tin rằng, nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên chứng tỏ nước mắt là dấu hiệu sinh học đáng tin cậy, không tốn kém để phát hiện ra bệnh Parkinson.
Bởi vì, triệu chứng của bệnh Parkinson có thể xuất hiện từ lâu trước khi phát bệnh nên nước mắt - một dấu hiệu sinh học sẽ hữu ích trong chẩn đoán, hoặc thậm chí sẽ có những điều trị bệnh sớm hơn".
Ảnh MRI quét bệnh nhân Parkinson.
Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích nước mắt của người mắc bệnh Parkison và người bình thường có cùng độ tuổi và giới tính.
Họ phát hiện ra sự khác biệt về hàm lượng của một protein đặc biệt, alpha - synuclein, trong nước mắt của người mắc bệnh Parkison Bệnh nhân mắc bệnh Parkinson lượng protein đặc biệt, alpha - synuclein gấp 5 lần người bình thường.
Phân tử protein này hình thành những khối độc hại và gây tổn thương thần kinh cho người bệnh.
Những khối protein bất thường này cản trở tín hiệu thần kinh và là yếu tố chính trong tổn thương thần kinh đánh dấu sự tiến triển của bệnh Parkinson.
Tiến sĩ Lew cho biết: "Nước mắt có thể giúp các nhà thần kinh học phân biệt giữa những người có bệnh Parkinson và những người không mắc bệnh là điều thú vị". Phát hiện này được trình bày tại một cuộc họp của Học viện Thần kinh học Hoa Kỳ ngày 22/2.
Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa thần kinh, gây ra tình trạng run tây chân, cứng cơ bắp và rối loạn vận động. Tuy nhiên, các triệu chứng này chỉ xuất hiện khi bệnh đã trở nặng, ít khi bệnh Parkinson được chẩn đoán sớm.
Video: Góc khuất nghề bác sĩ vận động hiến tạng