Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm.
- Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
- Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
- Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.
Người điều khiển xe đạp lạng lách, đánh võng tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần có thể bị tịch thu phương tiện.
- Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.
- Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
- Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.
- Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Theo Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bở điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt người điều xe đạp khi tham gia giao thông có hành vi lạng lách, đánh võng thì bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển xe đạp nếu còn tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần thì sẽ bị tịch thu phương tiện.
Căn cứ khoản 3 Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 68 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 thì trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.