Thu hoạch tỏi đen tại Quảng Bình (ảnh minh họa)
Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, nhóm đã sử dụng nguyên liệu tỏi tươi thu hoạch được tại Quảng Bình để ủ và lên men tỏi trắng thành tỏi đen đảm bảo chất lượng, hạn chế tối đa sự rủi ro về thiết bị ủ và chất lượng sản phẩm tỏi đen sau 45 ngày lên men chậm.
Nhóm nghiên cứu cũng xây dựng quy trình lên men tự nhiên, đơn giản, dễ làm, khả thi để tạo ra sản phẩm tỏi đen chất lượng cao trong thời gian ngắn. Sau quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhóm nghiên cứu đã hoàn thiện quy trình sản xuất rượu tỏi đen. Quy trình lên men tự nhiên tỏi đen từ tỏi trắng trong vòng 45 ngày ở điều kiện nhiệt độ 70 độ C cũng đã được hoàn thiện.
Nhóm nghiên cứu cũng đã xác định và đánh giá hàm lượng một số chất trong tỏi đen so với tỏi trắng. Theo đó, hàm lượng polyphennol trong tỏi đen tăng 4,1 lần so với tỏi trắng, hàm lượng gluxist tăng 1,12 lần và hàm lượng S-allyl-L-cytenine tăng 14,1 lần so với tỏi trắng.
Ngoài ra, từ 100kg tỏi trắng nguyên liệu ban đầu, sau khi lựa chọn và xử lý, nhóm thực hiện nhiệm vụ đã lên men và tạo thành 80kg tỏi đen, sản xuất được 100 lít rượu tỏi đen.
Tại hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh, đề tài nghiên cứu đã nhận được đánh giá khả quan. Sau thời gian nghiên cứu 18 tháng - từ tháng 5/2016 đến tháng 11/2017, các nội dung đặt ra của nhiệm vụ khoa học và công nghệ này đã được hoàn thành