Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vướng mặt bằng, cụm Y tế trọng điểm TP.HCM chậm tiến độ

(VTC News) -

Cụm Y tế Tân Kiên - được kỳ vọng là chuỗi hệ thống y tế hiện đại của TP.HCM - nhưng do vướng mặt bằng nên nhiều hạng mục bị chậm tiến độ.

Được phê duyệt và triển khai từ năm 2015, Cụm Y tế Tân Kiên (huyện Bình Chánh, TP.HCM) được kỳ vọng là chuỗi hệ thống y tế hiện đại của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung, đáp ứng việc đào tạo và khám chữa bệnh chất lượng cao, góp phần giảm tải cho các cơ sở y tế khu vực trung tâm thành phố. 

Tháng 2/2023, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch khởi công xây dựng cơ sở 2 tại cụm Y tế Tân Kiên với tổng mức đầu tư hơn 2.400 tỷ đồng. Dự án xây dựng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (cơ sở 2, xã Tân Kiên, Bình Chánh) kết hợp với bệnh viện thực hành theo mô hình Viện - Trường, thuộc công trình nhóm A, quy mô 10 tầng nổi, 1 tầng hầm. 

Cụm y tế này được quy hoạch xây dựng theo mô hình y tế xanh, dành đến 19ha cho khu công viên, vệ sinh, bãi xe công cộng, sân thể dục thể thao và nhà lưu trú cho thân nhân người bệnh...

Đây cũng là mô hình tập trung các cơ sở khám chữa bệnh chuyên sâu được xây dựng mới - mô hình mang tính chất đặc thù của TP.HCM, là công trình của thành phố chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dù công trình đã cất nóc tới tầng 7, nhưng nhiều hạng mục y tế vẫn còn ngổn ngang. 

Hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng liên quan đầu tư hạ tầng kỹ thuật vẫn gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ dân chưa đồng ý di dời khiến công trình có nguy cơ không hoàn thành tiến độ theo kế hoạch sau 8 năm triển khai.

Ghi nhận tại công trình, có 9 hộ dân nằm trong khu quy hoạch giải phóng mặt bằng chưa bàn giao mặt bằng vì nhiều lý do.

Gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Thúy (55 tuổi, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh) là một trong 9 hộ vẫn chưa di dời dù đã nhận được văn bản yêu cầu trao trả mặt bằng từ năm 2014 đến nay. Theo bà Thúy, gia đình bà chưa di dời vì giá đền bù mặt bằng chưa hợp lý. 

“Mức đền bù quá thấp so với mặt bằng chung hiện tại. Gia đình chúng tôi mong muốn được tái định cư tại chỗ. Trong trường hợp bàn giao mặt bằng, ngoài đền bù thỏa đáng, phần đất này chúng tôi mong muốn quy hoạch làm bệnh viện, trường học… giúp ích cộng đồng. Thỏa đáng, chúng tôi sẵn sàng bàn giao mặt bằng”, bà Thúy nói.

Một lãnh đạo của UBND huyện Bình Chánh, TP.HCM cho hay, từ cuối năm 2012, lãnh đạo huyện đã nhiều lần đối thoại, tổ chức vận động; hội đồng bồi thường dự án cũng đã lập phương án bồi thường, hỗ trợ, chi trả tiền cho các hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng. Vướng mắc là do các hộ dân cho rằng phải áp dụng đơn giá bồi thường tại thời điểm thu hồi đất chứ không thể bồi thường theo đơn giá năm 2008.

Hoàng Thọ

Tin mới