Bánh Trung thu Tsukimi Dango của Nhật Bản
Trong truyền thuyết của xứ phù tang, Thỏ ngọc sống trên mặt trăng và giã bánh dày. Chính vì vậy, vào ngày trăng rằm tháng 8, người Nhật xưa tin rằng, ăn bánh Tsukimi Dango có thể nhìn thấy thỏ ngọc.
Tsukimi Dango (thường gọi là Dango) là loại bánh truyền thống của người Nhật sẽ làm để bày ra cúng vào ngày rằm tháng 8 âm lịch
Việc dâng cúng chiếc bánh này mục đích chính là để dâng lên thần linh, tổ tiên và cầu mong mùa lúa sắp tới vào mùa thu sẽ được bội thu
Vào ngày tết trung thu Âm lịch, người Nhật Bản thường trộn bột nếp với nước rồi giã thành bánh Dango. Bánh Dango được bày bày theo hình tam giác trên một chiếc kệ gỗ, sau đó họ đặt kế lên hiên nhà trước ánh trăng, hoặc gần bên cửa sổ, để vừa ăn, vừa ngắm trăng và thưởng thức trà đạo.
Bánh trung thu được dùng chung với trà đạo
Bánh Trung thu “đoàn viên” của Trung Quốc
Bánh trung thu của Trung Quốc thường có hình tròn, tượng trưng cho “đoàn viên”, bởi theo họ, đây là thời điểm mọi thành viên trong gia đình tụ họp với nhau. Bất cứ ai làm ăn ở xa xôi ở đâu, vào ngày này cũng trở về quê hương để gặp lại gia đình, họ hàng và cùng ăn bữa cơm đoàn viên.
Bắt nguồn từ đời nhà Minh, hình tròn của bánh trung thu tượng trưng cho sự “đoàn viên”
Bánh trung thu ở đây cực kỳ đa dạng về kiểu dáng, mùi vị, từng vùng miền, từng khu vực. Trên bề mặt bánh thường in các ký tự với ý nghĩa tốt lành. Ngoài ra tết trung thu tại trung quốc còn một số vật mang ý nghĩa may mắn, tốt lành nữa, như cua bò ánh trăng, ăn bí ngô vào ngày này, đốt đèn lồng, rước đèn, đốt tháp…
Bánh trung thu ở Trung Quốc đa dạng về mùi vị và kiểu dáng
Trên mặt bánh thường in các ý nghĩa tốt lành
Cách làm cũng cầu kỳ và được chăm chút kỹ lưỡng
Bánh trăng khuyết Songpyeon của Hàn Quốc
Songpyeon được dùng cho ngày Tết Chuseok (tết Trung thu hay lễ Tạ ơn) một ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc. Vào đêm Chuseok, cả gia đình sẽ tập họp lại với nhau để làm loại bánh này.
Người Hàn có câu truyền tụng rằng, thiếu nữ nào làm bánh songpyeon vừa ngon lại vừa đẹp sẽ gặp được ý trung nhân như ý, phụ nữ có gia đình sẽ sinh được con gái xinh xắn. Chính vì thế mà phụ nữ Hàn Quốc dành rất nhiều tình cảm, tâm trí cho việc làm bánh songpyeon.
Bánh trung thu Hàn Quốc là Songpyeon hay còn gọi là bánh gạo hình bán nguyệt
Nguyên liệu để làm bánh Songpyeon gồm bột gạo, đậu xanh, đường và lá thông. Ngoài màu trắng truyền thống, bánh còn có một số màu khác như hồng, xanh đậm, vàng… Nhân bánh có đậu xanh bên trong và được hấp cùng lá thông.
Bánh sau khi làm xong được hấp cùng lá thông tươi
Bánh thành phẩm có vị dẻo, dai, ngọt thanh và đặc biệt có mùi thơm nhẹ của lá thông tươi
Bánh Trung thu Hopia của Philippines
Bánh trung thu của người Philippines là những chiếc bánh nướng đơn giản. Tuy không nhiều màu sắc hay hoa văn cầu kỳ nhưng cũng vô cùng hấp dẫn bởi phần nhân phong phú.
Bánh độc đáo ở phần bột ngoài xếp lớp giòn giòn và phần nhân mềm mại, thơm lừng
Có nhiều kiểu dáng tùy vào sở thích và nhu cầu của người mua
Phần nhân có thể là đậu xanh, đậu đỏ, thịt lợn, khoai lang tím…
Video: Cách làm bánh trung thu khoai lang tím an toàn tại nhà
Thái Lan
Tết trung thu ở Thái Lan chưa phải là lễ hội thật sự lớn, chính vì thế mà bánh trung thu ở đây cũng không nổi tiếng bằng Trung Quốc hay Nhật Bản. Tuy nhiên, ở Thái Lan bánh trung thu cũng khá đa dạng. Phổ biến nhất ở nước này là bánh nướng nhân sầu riêng cùng với 1-2 lòng đỏ trứng muối, tượng trưng cho mặt trăng tròn.
Bánh nướng nhân sầu riêng là đặc trưng của Tết trung thu ở Thái Lan
Vỏ bánh nướng vàng đẹp mắt cùng phần nhân mang hương vị đặc trưng
Bánh trung thu du nhập vào Thái Lan từ thế kỷ 14, và hiện nay nó cũng là một phong tục truyền thống đang được duy trì.