Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Vỏ ốc hoá thạch giúp con người tìm ra nguyên nhân khiến Trái đất ngày càng ô nhiễm?

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Northwestern, Mỹ thực hiện những nghiên cứu trên vỏ ốc hóa thạch nhằm tìm ra nguyên nhân làm Trái đất ngày càng ô nhiễm.

Theo Daily Mail, một báo cáo mới đây cho biết, sự kiện một tiểu hành tinh xóa sổ sự tồn tại của khủng long đã giáng một đòn mạnh vào Trái đất, nơi vốn luôn trong tình trạng căng thẳng, không ổn định và đang đứng trên bờ vực của thảm họa.

Carbon dioxide (CO2) được tạo ra bởi núi lửa ở Ấn Độ hiện đại tạo ra các đại dương có tính axit làm tan một phần vỏ sò và ốc sên. Theo dõi cách những sinh vật này thay đổi theo thời gian cho thấy hành tinh đang vật lộn với lượng CO2 cao trong khí quyển. 

"Trái đất rõ ràng đang bị 'căng thẳng' trước hoạt loạt các sự kiện tuyệt chủng khủng khiếp", ông Benjamin Linzmeier từ Đại học Northwestern (Mỹ) cho biết. 

Các nhà nghiên cứu cho rằng, từ những hiểu biết về phản ứng của Trái đất đối với các đợt nóng lên toàn cầu trước đây, chúng ta có thể làm sáng tỏ cuộc chiến của nhân loại trước cuộc khủng hoảng khí hậu đang diễn ra. 

Một vỏ ốc hóa thạch được tìm thấy ở Nam Cực sắp được phân tích trong phòng thí nghiệm. Hình thái của vỏ thay đổi khi đại dương trở nên axit hơn do nồng độ carbon dioxide tăng. (Ảnh: Northwestern University)

Bẫy Deccan - một mảng núi lửa rộng 200 000 dặm vuông đã phun trào trong thời gian dài và phun ra một lượng lớn khí nhà kính. Các đại dương hấp thụ CO2 và trở nên có tính axit hơn, lần lượt ảnh hưởng đến các động vật sinh sống trong đó.

Điều này cũng dẫn tới sự thay đổi của các vỏ hóa thạch cổ ở Nam Cực làm xuất hiện giai đoạn hậu va chạm với tiểu hành tinh Chicxulub, tạo nên sự hỗn loạn với Trái đất.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Northwestern đã đo thành phần đồng vị canxi của ngao hóa thạch và vỏ ốc. Đồng thời, họ liên kết hình thái thay đổi của các hóa thạch với các vụ phun trào dai dẳng của bẫy Deccan. 

"Dữ liệu của chúng tôi cho thấy môi trường đã thay đổi trước tác động của tiểu hành tinh. Những thay đổi đó dường như tương quan với sự phun trào của Bẫy Deccan", tiến sĩ Linzmeier, tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết.

Một hóa thạch, được thu thập từ Nam Cực trong phòng thí nghiệm tại Đại học Northwestern, Mỹ.  (Ảnh: Northwestern University)

Nhà nghiên này cũng cho rằng, tác động của tiểu hành tinh trùng với sự mất ổn định chu trình carbon trước đó. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta có câu trả lời cho những gì thực sự gây ra sự tuyệt chủng.

Vỏ ốc có thể mang lại manh mối quan trọng thể hiện mức độ carbon dioxide trong lịch sử biến động của khí quyển. CO2 làm tăng tính axit của các đại dương làm thay đổi cách hình thành vỏ ốc, do nước có tính axit hơn có thể hòa tan vỏ canxi cacbonat.

Bằng phương pháp mới được phát triển tại Đại học Northwestern, các loại canxi một đồng vị có thể được phát hiện. Các vỏ canxi này sẽ được hòa tan, chuyển dạng sang chất cơ bản và được đưa vào các máy phân tích khác nhau, gồm cả máy quang phổ khối.

Việc có thể hiểu hành tinh đã phản ứng với mức độ carbon dioxide cao như thế nào trong quá khứ có thể giúp chúng ta hiểu được tình hình thảm khốc của ngày nay với lượng khí thải nhà kính ngày càng tăng. (Ảnh: Northwestern University)

"Chúng tôi có thể đo lường các biến thể đồng vị canxi với độ chính xác cao", Tiến sĩ Andrew Jacobson, tác giả chính của nghiên cứu cho biết. 

Ông nói thêm, nhóm nghiên cứu kỳ vọng ​​được thấy một số thay đổi trong thành phần của vỏ nhưng sự thay đổi xảy ra nhanh chóng trong thực tế đã khiến họ ngạc nhiên.

Bên cạnh đó, họ cũng rất ngạc nhiên khi không thấy nhiều thay đổi liên quan đến sự tuyệt chủng của loài khủng long.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Northwestern (Mỹ) đã đo thành phần đồng vị canxi của ngao hóa thạch và vỏ ốc từ trước khi khủng long tuyệt chủng. (Ảnh: Northwestern University)

Các nhà nghiên cứu nói rằng việc có thể hiểu hành tinh đã phản ứng với mức độ carbon dioxide cao như thế nào trong quá khứ có thể giúp chúng ta hiểu được tình trạng lượng khí thải nhà kính ngày càng tăng như hiện nay.

"Ở một mức độ nào đó, chúng tôi nghĩ rằng các sự kiện axit hóa đại dương cổ đại tốt cho những gì đang xảy ra với khí thải CO2 do con người tạo ra", tiến sĩ Jacobson nói. 

Nghiên cứu này sẽ được công bố trong số tháng 1/2020 của tạp chí Địa chất Geology.

Hạ Vũ

Tin mới