Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Viêm phổi do phế cầu khuẩn - hiểm họa ẩn sau những cơn mưa kéo dài

(VTC News) -

Giữa những tháng hè với mưa kéo dài, người lớn và trẻ em ồ ạt nhập viện do viêm phổi, trong đó nhiều trường hợp chưa được tiêm vaccine ngừa phế cầu.

Thống kê của khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho thấy, số người nhập viện vì các bệnh hô hấp trong đó có viêm tiểu phế quản, viêm phổi tăng hơn 20% so với các tháng trước khi vào hè. Các bệnh viện nhi tại Hà Nội cũng ghi nhận trung bình mỗi ngày có khoảng 200 bệnh nhi đến khám các bệnh hô hấp, trong đó nhiều ca bị viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Riêng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM, số trẻ đến khám các bệnh hô hấp trong tháng 5 tăng nhiều lần so với các tháng trước.

BS.CKI Bạch Thị Chính - Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, thời điểm giao mùa hoặc trở lạnh, những tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như virus, vi khuẩn hay nấm phát triển rất mạnh; tồn tại lâu bên trong cơ thể con người. Trong đó, vi khuẩn phế cầu là loại vi khuẩn được tìm thấy sống ký sinh ở vùng hầu họng của đa số những người bình thường. Khi sức đề kháng giảm kết hợp với những tổn thương ở đường dẫn khí do viêm họng, viêm mũi, viêm xoang…, phế cầu khuẩn dễ dàng di chuyển xuống phổi, xâm nhập vào các phế nang và gây nên tình trạng viêm phổi.

Trẻ em là một trong những đối tượng nguy cơ rất cao bị vi khuẩn phế cầu tấn công, gây viêm phổi nặng. (Ảnh: VNVC)

Vi khuẩn phế cầu chực chờ tấn công

Chỉ sau 4 ngày sốt cao và ho khan, ông Đào Duy Quát (70 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội vì khó thở, kèm theo đờm xanh ra nhiều. Các bác sĩ phát hiện ông bị viêm phổi do vi khuẩn phế cầu. Kết quả siêu âm và CT phổi cho thấy bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi phải kèm theo nhiều tổn thương trong phổi. Bệnh nhân được chỉ định nhập viện điều trị nội trú tại khoa Nội hô hấp.

Gia đình cho biết, ông Quát vừa khỏi COVID-19 trước đó 3 tuần nên mọi người nghĩ ông chỉ bị khó thở do di chứng hậu COVID-19. Tuy nhiên, những tổn thương phổi khi mắc COVID-19 đã tạo điều kiện cho vi khuẩn phế cầu dễ xâm nhập và gây viêm phổi nặng.

PGS.TS.BS Chu Thị Hạnh - Trưởng khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội hô hấp Việt Nam cho biết, một số người dân còn chủ quan với các bệnh dễ mắc ở đường hô hấp trên như viêm mũi họng, viêm amidan vì xem đây là bệnh tự khỏi. Về lý thuyết, viêm đường hô hấp trên ít ảnh hưởng đến chức năng thở nhưng khi không được chẩn đoán, điều trị kịp thời, rất dễ dẫn đến viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi.

3 nhóm người nguy cơ cao tử vong 

Phế cầu khuẩn là tác nhân phổ biến nhất gây nên viêm phổi do vi khuẩn. Ngoài việc điều trị kéo dài, khó khăn, tốn nhiều chi phí, viêm phổi do vi khuẩn còn dẫn đến nhiều biến chứng như tràn dịch màng phổi, áp xe phổi, suy hô hấp và tử vong khi không kịp thời phát hiện. Vi khuẩn phế cầu đặc biệt nguy hiểm ở 3 nhóm chính: trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người trên 60 tuổi và người có bệnh nền như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường…

Người cao tuổi tiêm vaccine ngừa phế cầu khuẩn tại Hệ thống tiêm chủng VNVC. (Ảnh: VNVC)

Không chỉ gây viêm phổi, phế cầu khuẩn khi xâm nhập vào máu sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn - tình trạng dẫn đến tử vong nhanh chóng. Khi tấn công lên não, vi khuẩn phế cầu gây viêm màng não. Ngoài ra, phế cầu khuẩn gây viêm tai giữa và viêm xoang.

Theo BS. Bạch Thị Chính, CDC Hoa Kỳ thống kê 1 trong 20 người bị viêm phổi do phế cầu sẽ tử vong. Các biến chứng của viêm phổi có thể dẫn đến viêm màng ngoài tim, phù thũng, xẹp phổi, tụ mủ trong phổi.

Tỷ lệ tử vong này cao hơn khi bị viêm màng não do phế cầu khuẩn (1 trong 6 người lớn và 1 trong 12 trẻ em tử vong). Những trường hợp sống sót phải gánh chịu di chứng lâu dài như đoạn chi do nhiễm trùng huyết; bị điếc hay chậm phát triển tâm thần do tổn thương não; nhiễm trùng tai; viêm xoang…

“Sẽ rất khó để chúng ta sống trong một môi trường hoàn toàn không bị nhiễm khuẩn cũng như không tiếp xúc với người bệnh. vaccine chính là phát minh để bảo vệ con người khỏi dịch bệnh. Ngoài tiêm vaccine ngừa các bệnh hô hấp, mỗi người cần tăng sức đề kháng bằng cách uống đủ nước, ngủ đủ giấc, ăn đủ chất và vận động thể thao”, BS. Chính lưu ý.

BS. Chính cho biết để bảo vệ phổi, cần phải phòng ngừa sự xâm nhập của các tác nhân nguy hiểm như vi khuẩn phế cầu, vi khuẩn Hib và virus cúm. Hiện có một số loại vaccine có thể phòng ngừa nguy cơ này tại Việt Nam như vaccine Prevenar 13 (Bỉ) và Synflorix (Bỉ) ngừa phế cầu khuẩn gây ra các bệnh viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm tai giữa ở trẻ em và người lớn, đặc biệt ở người cao tuổi có hệ miễn dịch yếu.

Ngoài ra, vaccine cúm thế hệ mới và các vaccine như 5 trong 1, 6 trong 1, vaccine Quimi-Hib ngừa vi khuẩn Hib, vaccine Boostrix và Adacel ngừa ho gà - bạch hầu - uốn ván cũng có thể phòng viêm phổi và biến chứng nguy hiểm của viêm phổi.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê, viêm phổi khiến hơn 740.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong vào năm 2019, chiếm 22% tổng số ca tử vong của nhóm trẻ 1-5 tuổi. Viêm phổi cũng khiến 25% những người trên 65 tuổi tử vong. Thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ vào năm 2020 cho biết, viêm phổi kết hợp với cúm đứng thứ 9 trong danh sách nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở quốc gia này.

Hệ thống tiêm chủng VNVC tự hào là hệ thống trung tâm tiêm chủng duy nhất tại Việt Nam có hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GSP, toàn bộ vaccine được bảo quản trong nhiệt độ 2-8 độ C theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Tất cả 67 trung tâm tiêm chủng của VNVC được đầu tư phòng chờ rộng rãi, phòng khám, khu vui chơi cho trẻ em, phòng chờ sau tiêm, phòng pha sữa, phòng cho bé bú, phòng thay tã cho bé…

Khách hàng đến tiêm được bác sĩ khám sàng lọc hoàn toàn miễn phí. VNVC có đầy đủ các loại vaccine phòng ngừa các bệnh nguy hiểm như vaccine phế cầu Prevenar 13 phòng viêm phổi; vaccine Gardasil ngừa ung thư do virus HPV; vaccine 6 trong 1 và 5 trong 1; vaccine ngừa viêm não Nhật Bản; vaccine ngừa viêm màng não do não mô cầu; vaccine ngừa viêm gan; vaccine ngừa cúm…

Bảo Anh

Tin mới