Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Video, ảnh: Cận cảnh vết khoan, giàn thép bủa vây, xâm hại di tích quốc gia tháp Bánh Ít

Nhiều bức tường ở cụm tháp Bánh Ít bị khoan thủng, gây hư hại tới di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nổi tiếng ở Bình Định.

 Video: Vết thủng dày trên tường tháp Chăm nghìn năm ở Bình Định

Cụm di tích tháp Bánh Ít (tháp Bạc) nằm trên đồi cao ở xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước (Bình Định) là một trong những cụm tháp có niên đại sớm (cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII). Đây là quần thể còn nhiều tháp nhất (bốn tháp) trong các di tích kiến trúc Chăm ở Bình Định.

Tháp Bánh Ít được xếp hạng Di tích cấp quốc gia năm khá sớm, từ 1982.

Theo các chuyên gia, về mặt kiến trúc, tháp Bánh Ít mở ra một phong cách mới của kiến trúc Chăm ở Bình Định.

Liên tục hai ngày qua, hàng loạt tài khoản trên các trang mạng xã hội chia sẻ hình ảnh tháp Đôi (TP Quy Nhơn) và cụm tháp Bánh Ít (huyện Tuy Phước) trong quần thể tháp Chăm cổ bị xâm hại đáng lo ngại.

Họ phản ánh một số công nhân khoan vào tường gạch cổ, lắp đặt giàn sắt thép để gắn biển giới thiệu tên di tích, quảng bá du lịch là phản cảm. Nhận được thông tin, ngày 6/5, lãnh đạo tỉnh Bình Định yêu cầu tháo ngay biển quảng bá du lịch gắn trên tường các tháp Chăm cổ.

Một vết thủng lớn trên tường tháp Yên Ngựa, một trong bốn tháp thuộc cụm tháp Bánh Ít. Theo lãnh đạo tỉnh Bình Định, việc quảng bá sản phẩm du lịch bằng cách khoan gạch, bắt vít gắn chữ lên tháp Chăm cổ vừa gây mất mỹ quan vừa khoan thủng cả kết cấu cả nghìn năm tuổi của khối gạch cổ. Đây là hành vi xâm hại di tích.

Vết thủng dày đặc trên tường tháp. Ông Tạ Xuân Chánh, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Bình Định, lý giải mục đích của treo bảng lên tháp là để quảng bá giá trị di tích, giới thiệu điểm đến du lịch để du khách chụp ảnh lưu niệm. "Anh em làm công tác quản lý biết giá trị của di tích nhưng việc khoan, gắn bảng trên tháp như vậy là không được. Chúng tôi tiếp thu ý kiến phản ánh, chấn chỉnh ngay”, ông Chánh nói.

Không gian thờ nữ thần Siva làm bằng đá thiêng liêng của tháp chính cụm tháp Bánh Ít bốc mùi phân chim yến hôi tanh khiến du khách e ngại bước vào. Tường gạch bên trong khu vực tháp chính bị nhiều người viết vẽ bậy gây mất mỹ quan.

Vết khoan, đục vào tường tháp nghìn năm tuổi để lại hai lỗ thủng lớn.

Các chuyên gia nhận định đền tháp này hội tụ nhiều nét kiến trúc khác nhau là một trong những công trình đền tháp lớn nhất còn lại của Vương triều Chămpa ở Bình Định.

Ngôi tháp chính bề thế với các kiến trúc: Cột ốp, các đường gồ nhô ra dọc các mặt tường. Những nét thanh tú của đường nét, hoa là trên các diềm mái, những cảnh ca múa trên các mặt vòm các cửa tạo vẻ sinh động cho cả khối kiến trúc.

thap-banh-it-12 12

Kiến trúc tháp Bánh Ít thuộc phong cách chuyển tiếp từ Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định.

Theo Điều 4, Nghị định 98/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa, đối với di tích lịch sử - văn hóa, những hành vi được coi là xâm phạm di tích bị nghiêm cấm gồm:

1. Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích.

2. Làm thay đổi môi trường cảnh quan di tích như: Chặt cây, phá đá, đào bới, xây trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.

Nguồn: Zing News

Tin mới