Lý Anh Tông
Lý Huệ Tông
Lý Hụê Tông là hoàng đế thứ 8 của nhà Lý. Ông tên thật Lý Hạo Sảm (Lý Sảm) sinh tháng 7 năm Giáp Dần (1194). Ông chính là con trưởng của Lý Cao Tông, lên ngôi trong bối cảnh triều Lý suy yếu, quyền lực rơi hết vào tay họ Trần. Cụ thể, ngày 28/10/1210, vua Lý Cao Tông mất, hoàng thái tử Hạo Sảm lên ngôi trước linh cữu, khi ấy 16 tuổi.
Lý Thần Tông
Lý Thánh Tông
Bệnh điên
Theo đánh giá của các sử sách gia, trong số vua thời phong kiến, Lý Huệ Tông là vua gặp nhiều đau khổ, bất hạnh nhất. Cuộc đời và sự nghiệp của ông hầu như chỉ có nỗi buồn, chẳng mấy niềm vui.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Vua gặp buổi loạn lạc, giặc cướp tứ tung, mình bị bệnh nặng, không biết sớm cầu con nối dõi, họ Lý phải mất”.
Lý Huệ Tông từng có thời gian phát điên. Ban đầu, ông mặc bệnh trúng phong vào cuối năm Bính Tý (1216) nên đau yếu luôn, không đi đâu được chỉ ở trong cung, thầy thuốc giỏi trên cả nước đến cũng không chữa được.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết đến năm Đinh Sửu (1217) “mùa xuân, tháng 3, vua dần phát chứng điên, có lúc nói là Thiên tướng giáng hạ, tay cầm giáo và mộc, cắm cờ nhỏ vào búi tóc, đùa múa từ sáng sớm đến chiều không nghỉ; có khi thôi đùa nghịch, đổ mồ hôi, nóng bức khát nước, thì uống rượu ngủ li bì, đến hôm sau mới tỉnh. Chính sự không biết đến, giao phó cho Trần Tự Khánh. Quyền lực nhà nước dần dần về tay khác”.
Bệnh phong
Bệnh trĩ
Bệnh lạ
Đỗ Thế Quý
Đỗ Kính Tu
Đàm Dĩ Mông
Theo các tài liệu chính sử, tháng 10/1210, Lý Cao Tông chết, thái tử Sảm nối ngôi (Lý Huệ Tông), Trung Từ làm Thái úy phụ chính, Trần Tự Khánh làm Chương Thành hầu. Vua lại tin tưởng, giao quyền bính cho Thái úy Đàm Dĩ Mông là một người nhu nhược và thiếu học thức. Từ đây, triều Lý vốn đã suy yếu này càng trở nên mục nát.
Nguyễn Ma La
Trần Thị Hoành
Lê Ngọc Bình
Lê Ngọc Hân
Trần Thị Dung
Vua Lý Hụê Tông có một hoàng hậu nổi tiếng là Trần Thị Dung, bà chính là hoàng hậu chính thất, mẹ vua Lý Chiêu Hoàng. Trần Thị Dung là người có vai trò quan trọng trong việc hình thành nên triều đại nhà Trần. Về sau, bà Trần Thị Dung tái hôn với Trần Thủ Độ.
Trần Thủ Độ
Năm 1224, bệnh của vua Lý Huệ Tông ngày càng nặng, không có con trai để nối dõi nghiệp lớn, các công chúa thì được chia về các lộ làm ấp thang mộc. Vua ủy nhiệm một mình Trần Thủ Độ (em họ vợ) làm Điện tiền chỉ huy sứ.
Tháng 10 năm Giáp Thân (1224), trước sức ép của Trần Thủ Độ, vua Lý Huệ Tông đã xuống chiếu truyền ngôi cho con gái thứ là Lý Phật Kim (Chiêu Hoàng) rồi đi tu.
Trần Thị Dung
Đàm Dĩ Mông
Trần Tự Khánh
Uống thuốc độc
Treo cổ
Vua đi tu ở chùa Chân Giáo trong hoàng thành Thăng Long với pháp hiệu là Huệ Quang thiền sư.
Sách Giản yếu sử Việt Nam viết Trần Thủ Độ có lần đi qua cổng chùa, thấy Huệ Tông đang ngồi nhổ cỏ, liền nói “Nhổ cỏ thì phải nhổ cả rễ sâu”. Huệ Tông đứng dậy, phủi tay trả lời “Điều ngươi nói, ta hiểu rồi”.
Sau đó ông tự tử, trước khi chết còn khấn “Thiên hạ nhà ta đã vào tay ngươi, ngươi lại còn giết ta, ngày nay ta chết, đến khi thác con cháu ngươi cũng sẽ bị như thế”.
Lý Huệ Tông mất ngày 10 tháng 8 năm Bính Tuất (1226), thọ 33 tuổi, làm vua được 14 năm và đi tu 2 năm.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, đời sau có người làm phép chiết tự cho rằng tên ông là Sảm, theo Hán tự có nghĩa là mặt trời gác núi, theo nghĩa đó mà suy thì đến đời Lý Hạo Sảm, mặt trời nhà Lý sẽ tắt.
Nhảy giếng
Sét đánh
Vua Lý Huệ Tông dù đi tu vẫn bị ép treo cổ chết. (Nguồn: VTV.VN)