Tự Đức
Vua Tự Đức tên thật là Nguyễn Phúc Thì, tự là Hồng Nhậm, sinh ngày 25/8 năm Kỷ Sửu (1829). Ông là con vua Thiệu Trị và Hoàng quý phi Phạm Thị Hằng (sau là Từ Dụ Thái hậu), lên ngôi năm 19 tuổi, sau khi vua Thiệu Trị lâm bệnh qua đời.
Tự Đức là vua trị vì lâu nhất của nhà Nguyễn, với 36 năm, từ 1847 đến 1883. Dù có 103 bà vợ, ông không có người con ruột nào vì lúc nhỏ mắc bệnh đậu mùa, lại đau ốm liên miên nên sức khỏe không tốt.
Ông nhận ba người cháu ruột làm con nuôi là Ưng Chân, Ưng Đường và Ưng Đăng. Ưng Chân là con trai của Thoại Thái Vương Hồng Y, được giao cho Hoàng Quý phi Vũ Thị Duyên Hải, vợ chính của vua Tự Đức nuôi dạy. Sau này, khi Tự Đức qua đời, Ưng Chân được lên làm vua, được gọi là vua Dục Đức.
Ưng Đường (có sách ghi là Ưng Kỷ hay Ưng Biện) là con của Kiên Thái Vương Hồng Cai, được giao cho bà Thiện phi Nguyễn Thị Cẩm nuôi.
Ưng Đăng cũng là con của Kiên Thái Vương, được giao cho bà Học phi Nguyễn Thị Hương trông nom, dạy bảo.
Minh Mạng
Thiệu Trị
Bảo Đại
Việt Nam
Đại Ngu
Đại Việt
Đại Nam
Tự Đức là một trong những vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, chứng nhân cho sự suy tàn của chế độ phong kiến. Bấy giờ, quốc hiệu nước ta là Đại Nam.
Quốc hiệu Đại Nam được vua Mịnh Mạng đặt từ năm 1838 nghĩa là quốc gia phương Nam rộng lớn. Quốc hiệu Đại Nam tồn tại đến năm 1945, tổng cộng 107 năm. Theo sách “Đại Nam thực lục Chính biên đệ nhị kỷ” giải thích việc đặt quốc hiệu là Đại Nam như sau: “Nay bản triều có cả phương Nam, bờ cõi ngày càng rộng, một dải phía Đông đến tận biển Nam, vòng qua biển Tây, phàm là người có tóc có răng đều thuộc vào trong bản đồ, bờ biển rừng sâu khắp nơi đều theo về cả. Trước gọi là Việt Nam, nay gọi là Đại Nam thì càng tỏ nghĩa lớn… Chuẩn từ nay trở đi, Quốc hiệu phải gọi là nước Đại Nam, hết thảy giấy tờ xưng hô phải chiếu theo đó tuân hành. Giả hoặc có nói liền là nước Đại Việt Nam về lẽ vẫn phải, không được nói hai chữ Đại Việt. Còn Hiệp kỷ lịch năm nay trót đã ban hành thì không phải thay đổi hết thảy…
Sát hại 12 sĩ phu
Đánh sập thuyền buôn ở Hội An
Nổ súng ở bán đảo Sơn Trà
Thời gian vua Tự Đức trị vì, quân đội nhà Nguyễn ngày càng suy yếu, kinh tế trì trệ, trong khi nhiều cuộc nội loạn diễn ra trong cả nước. Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ tiếng súng đầu tiên tấn công vào bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng. Sự kiện đầu tiên đánh dấu sự xâm lược của Pháp vào nước ta.
Trước tình hình người Pháp xâm lấn, trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách, liên tiếp các năm từ 1864 đến 1881, các quan Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Đinh Văn Điền, Nguyễn Hiệp, Lê Định liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng các đình thần lại không thống nhất, nhà vua cũng không đưa ra được quyết sách dứt khoát. Mãi đến năm 1878, triều đình mới bắt đầu cử người thực hiện các bước đầu tiên trong quá trình cải cách là cho học tiếng nước ngoài. Tuy nhiên các đình thần bất đồng, nảy sinh hai phe chủ trương cải cách và bảo thủ.
Triều đình nhà Nguyễn ngày càng bất lực trước sự tấn công của Pháp, chỉ mong cắt đất cầu hòa. Cuối cùng, tới năm 1883, Tự Đức qua đời, ngay sau đó Pháp tấn công vào kinh đô và ép buộc nhà Nguyễn phải công nhận sự "bảo hộ" của Pháp trên toàn Đại Nam. Nhà Nguyễn sau thời Tự Đức chỉ còn là danh nghĩa, vua Nguyễn chỉ còn là bù nhìn, thực tế thì đã mất nước vào tay Pháp.
Cướp thuyền buôn ở cảng Tân Kỳ
Thành Thái
Minh Mạng
Vua Minh Mạng (1791-1841) tên thật là Nguyễn Phúc Đảm, còn có tên khác là Kiểu. Ông là hoàng tử thứ tư của vua Gia Long và Thuận Thiên Cao hoàng hậu (thứ phi Trần Thị Đang). Ông lên ngôi năm 1820, là vị vua thứ hai của triều Nguyễn, được miêu tả là thông minh, hiếu học, giỏi cưỡi ngựa, bắn cung, rất chăm lo việc triều chính.
Vua nổi tiếng đông con với tổng cộng 142 người, trong đó 78 hoàng tử và 64 công chúa. Theo Nguyễn Phúc tộc thế phả, ông có 43 bà vợ được ghi rõ lai lịch. Tuy nhiên, các sử sách khác cho biết ông có rất nhiều phi tần và nhiều đến mức phải giải phóng bớt.
Sách Minh Mạng chính yếu có ghi "Năm Minh Mạng thứ sáu (1826), mùa xuân, tháng giêng trong kinh kỳ ít mưa, nhà vua lấy hạn làm lo, chỉ dụ cho quan Thượng Bảo Khanh là ông Hoàng Quỳnh rằng Hai ba năm trở lại đây hạn liên tiếp. Trẫm nghĩ từ đâu mà đến thế nhưng chưa tìm ra nguyên nhân, hoặc là trong thâm cung có cung nữ nhiều nên âm khí uất tắc mà nên? Nay bớt đi cho ra một trăm người, ngõ hầu có thể giải trừ thiên tai vậy. Vua không sắc phong hoàng hậu mà cao nhất là hoàng phi, giúp thái hậu chỉnh tề công việc hậu cung.
Hàm Nghi
Kiến Phúc
Thành Thái
Hiệp Hoà
Duy Tân
Triều đại nhà Nguyễn (1802-1945) có 3 vua chống Pháp, sau đó bị lưu đày ngoại quốc, là Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân. Vua Duy Tân, tên khai sinh là Nguyễn Phúc Vĩnh San, sinh năm 1900, là con út của vua Thành Thái với bà Tài nhân Nguyễn Thị Định. Năm 7 tuổi, ông được đưa lên làm vua sau khi vua Thành Thái buộc phải thoái vị.
Vì tỏ rõ ý chí chống Pháp, thậm chí cùng tổ chức Việt Nam Quang phục hội lên kế hoạch khởi nghĩa lật đổ chính quyền bảo hộ (nhưng bị bại lộ), vua Duy Tân phải đi lưu đày vào năm 1916. Ông cùng vua cha Thành Thái bị đày sang đảo Réunion ở châu Phi.
Những người được phép đi theo vua Duy Tân trong chuyến lưu đày là hoàng mẫu Nguyễn Thị Định, hoàng phi Mai Thị Vàng và em ruột Mệ Cưởi. Do không hợp khí hậu trên đảo nên hoàng phi Mai Thị Vàng bị sẩy thai và sau đó không sinh con được nữa. Vua Duy Tân khuyên bà trở về quê hương để giữ gìn sinh thể.
Năm 1921, bà Mai Thị Vàng về Việt Nam, sống một mình đến cuối đời. Sáu năm sau, vua Duy Tân cưới thiếu nữ Fernande Antier, con gái một gia đình gốc Pháp và sinh được hoàng nữ là Rita Suzy Georges Vĩnh San và ba hoàng tử là Guy Georges Vĩnh San, Yves Claude Vĩnh San và Joseph Roger Vĩnh San.
Khải Định
Lê Thái Tổ
Lê Thái Tông
Lê Nhân Tông
Lê Thần Tông
Lê Thần Tông sinh năm 1607, tên húy là Lê Duy Kỳ, là vua thứ 17 của nhà Hậu Lê. Ông là con trai trưởng của vua Lê Kính Tông, lên ngôi năm 1619, khi mới 16 tuổi.
Làm vua được 25 năm, Lê Thần Tông nhường ngôi cho con trai 13 tuổi là Lê Duy Hựu (hiệu là Chân Tông) và trở thành Thái thượng hoàng. Tuy nhiên, ở ngôi chỉ được sáu năm thì Lê Chân Tông ốm, qua đời. Thái thượng hoàng Lê Duy Kỳ trở lại làm vua lần thứ hai.
Lên ngôi lần thứ hai được 13 năm thì đến năm 1662, Lê Thần Tông qua đời. Nối ngôi ông lần này là con trai thứ tên Lê Duy Vũ (hiệu là Huyền Tông). Người này ở ngôi được 9 năm thì ốm rồi băng hà ở tuổi 18.
Kế vị là một con trai khác của Thần Tông, tên Lê Duy Hợi (hiệu là Gia Tông) nhưng cũng không qua được bạo bệnh sau bốn năm ngồi trên ngôi báu.
Tiếp đó, con út của Lê Thần Tông là Lê Duy Hợp (hiệu là Hy Tông) nối ngôi. Lê Hy Tông là người con ở ngôi lâu nhất - 30 năm. Đến năm 1705, vua nhường ngôi cho con là Lê Duy Đường (hiệu là Dụ Tông) và lên làm Thái thượng hoàng.
Sử sách ghi lại vua Thần Tông cưới 6 bà vợ, sinh được 10 người con, trong đó có 4 con trai. Như vậy cả 4 con trai của ông đều được làm vua.
V
Trần Nhân Tông
Lý Công Uẩn
Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, vua Lý Công Uẩn (hiệu là Lý Thái Tổ) nhiều hoàng hậu nhất trong triều đại phong kiến Việt Nam. Trong 6 năm từ 1010 - 1016, sau khi ổn định triều cuộc, ông từng phong cho 9 vợ của mình làm hoàng hậu. (6 bà lập năm 1010, 3 bà lập năm 1016 gồm: Tá Quốc hoàng hậu, Lập Nguyên hoàng hậu, Lập Giáo hoàng hậu...). Trong đó, Lập Giáo hoàng hậu (tên huý Lê Thị Phất Ngân) là người đứng đầu lục cung.
Đinh Tiên Hoàng
Nguyễn Huệ