Để nhận được bằng, sinh viên ngành Y khoa phải hoàn thành chương trình học kéo dài 6 - 7 năm, chia ra làm 12 học kỳ hoặc có thể hơn. Đồng thời, ngành học này sẽ chia nhỏ thành nhiều chuyên ngành khác nhau và sinh viên sẽ lựa chọn một trong các chuyên ngành để theo đuổi dài lâu.
Dưới đây là một số vị trí hot nhất trong ngành Y khoa, thí sinh và phụ huynh tham khảo thêm trước mùa tuyển sinh năm nay.
Sinh viên ngành Y trong giờ thực hành.
Bác sĩ đa khoa
Bác sĩ đa khoa là những người làm việc thăm khám chữa bệnh ở các bệnh viện hay trạm y tế và được đào tạo về các lĩnh vực y tế cơ bản, bao gồm nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, sản phụ khoa.
Bác sĩ đa khoa có thể chẩn đoán bệnh như khám lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để xác định nguyên nhân gây bệnh, điều trị bệnh bằng cách đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân, bao gồm: kê đơn thuốc, phẫu thuật, vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu.
Bên cạnh đó, bác sĩ đa khoa còn tư vấn cho bệnh nhân về cách phòng ngừa bệnh, chẳng hạn như tiêm chủng, vệ sinh cá nhân, chế độ ăn uống.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm được bác sĩ đa khoa, vì chuyên ngành này đòi hỏi rất cao từ người học từ kiến thức chuyên môn cho đến kỹ năng.
Bác sĩ răng hàm mặt
Bác sĩ răng hàm mặt là thăm khám điều trị các bệnh liên quan đến răng hàm mặt và các thủ thuật chỉnh hình trên khuân mặt. Chuyên ngành này hiện đang rất hot, vì nhu cầu làm đẹp của người dân ngày càng tăng cao.
Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể xin vào làm việc tại các bệnh viện lớn hoặc phòng khám tư. Khi đã có tay cứng và được công nhận, bạn hoàn toàn tự mình mở khám riêng.
Bác sĩ sản phụ khoa
Bác sĩ sản phụ khoa là người thực hiện xét nghiệm, siêu âm, thăm khám, chẩn đoán thai nhi trong bụng bà mẹ, giúp tư vấn, điều trị kịp thời các vấn đề phát sinh trong khi mang thai. Ngoài ra họ còn tư vấn cho các bà mẹ về chế độ ăn dinh dưỡng, cách sinh hoạt, lối sống phù hợp cho từng trường hợp.
Bác sĩ ngoại khoa
Chuyên ngành này đòi hỏi bác sĩ phải có tinh thần vững, kinh nghiệm dày dặn để tham gia vào các ca phẫu thuật cắt bỏ, ghép nối, chỉnh sửa… cơ quan bộ phận trên cơ thể. Mỗi khoa ngoại sẽ chuyên sâu về phẫu thuật một lĩnh vực nhất định như: phẫu thuật não, tim, tay chân.
Để trở thành bác sĩ chuyên khoa ngoại giỏi, bạn cần thường xuyên học hỏi, trau dồi và tích lũy kiến thức y khoa mới và biết áp dụng chính xác kỹ thuật khoa học tiên tiến vào công việc.
Hiện nay, có rất nhiều trường đang đào tạo ngành Y tại nước ta, với chất lượng đầu vào cũng như đầu ra được đánh giá cao: trường Đại học Y Hà Nội (điểm chuẩn 19 - 27,73 điểm), trường Đại học Y Dược (Đại học Huế) (16 - 26 điểm), trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng (15 - 23,75 điểm), trường Đại học Y Dược TP.HCM (19 - 27,34 điểm), trường Đại học Y Dược Cần Thơ (20 - 25,52 điểm).