Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao vaccine COVID-19 không có hiệu quả trọn đời?

(VTC News) -

Khác với các loại vaccine trị sởi, bạch hầu, uốn ván, hiệu quả bảo vệ của vaccine COVID-19 suy giảm sau một thời gian chích ngừa.

Chủng ngừa thủy đậu có thể bảo vệ bạn 10-20 năm. Các mũi tiêm phòng uốn ván tác dụng một thập kỷ hoặc hơn. 

Tuy nhiên các chuyên gia trên thế giới đang cân nhắc việc tiêm nhắc lại vaccine COVID-19 hàng năm. 

Rustom Antia, giáo sư sinh học tại Đại học Emory chuyên nghiên cứu các phản ứng miễn dịch cho biết, hiệu quả của các loại vaccine phụ thuộc vào mức độ phản ứng miễn dịch mà vaccine tạo ra, tốc độ suy giảm của các kháng thể, virus có xu hướng đột biến hay không và vị trí virus xâm nhập. 

Hiệu quả bảo vệ của vaccine COVID-19 suy giảm sau một thời gian chích ngừa. (Ảnh: TC)

Đối với mỗi loại vaccine, ngưỡng bảo vệ là mức độ miễn dịch đủ để không bị bệnh. Với mỗi loại virus, ngưỡng bảo vệ này là khác nhau và cách xác định nó cũng khác nhau. “Về cơ bản, đó là mức độ kháng thể hoặc kháng thể trung hòa trên mỗi ml máu”, Giáo sư Mark Slifka tới từ Đại học Y tế và Khoa học Oregon (Mỹ) cho biết. 

Với bệnh uốn ván, ngưỡng này được xác định từ năm 1942 là 0,01 đơn vị kháng thể/ml. 

Với bệnh uốn ván, mức độ bảo vệ là 0,01 đơn vị kháng thể/ml máu, được công nhận từ năm 1942. Ngưỡng này với bệnh sởi là 0,02 đơn vị/ml. 

Với các loại bệnh trên, mức độ phản ứng với vaccine cùng với tốc độ phân hủy của kháng thể tạo ra đáp ứng miễn dịch bền vững. Kháng thể sởi phân hủy chậm. Kháng thể uốn ván phân hủy nhanh hơn, nhưng vaccine khiến cơ thể sản sinh ra nhiều hơn mức cần thiết, bù đắp cho sự phân hủy đó.

"Chúng ta đã gặp may với sởi, uốn ván, bạch hầu và xác định được ngưỡng bảo vệ với các loại bệnh này. Bạn có thể theo dõi sự suy giảm của kháng thể. Nếu biết ngưỡng bảo vệ thì chúng ta có thể tính toán thời gian miễn dịch còn lại. Nhưng với COVID-19, chúng ta chưa biết thông tin này", giáo sư Slifka nói.

Trong lịch sử, các loại vaccine hiệu quả nhất sử dụng virus sao chép tạo ra khả năng miễn dịch suốt đời như vaccine ngừa sởi hay thủy đậu.

Trong khi đó, các vaccine không sử dụng virus nhân bản và dựa vào protein như uốn ván không tồn tại được lâu. Nhưng hiệu quả của chúng có thể được nâng cao khi bổ sung chất bổ trợ giúp tăng cường độ phản ứng.

Các vaccine COVID-19 của hãng Johnson & Johnson và AstraZeneca sử dụng vector virus không sao chép và không chứa chất bổ trợ. Vaccine của Pfizer và Moderna dùng công nghệ mRNA, hoàn toàn không chứa virus.

Tuy nhiên, mọi thứ trở nên phức tạp khi liên tục xuất hiện các đột biến của nCoV khiến việc triệt hạ virus trở nên khó khăn hơn. 

Các virus gây sởi, quai bị, uốn ván, sởi, thủy đậu, rubella hầu như không đột biến. Trong khi đó, virus SARS-CoV-2 xuất hiện nhiều biến thể hiện tại và có thể cả trong tương lai. 

Nghiên cứu của CDC Mỹ cho thấy vaccine chỉ duy trì miễn dịch dưới 1 năm. (Ảnh: TC)

Virus gây cảm cúm cũng xuất hiện các đột biến. Do đó, các các nhà khoa học vẫn phải sản xuất các loại sản xuất mới vaccine để đối phó với chủng hiện hành. 

Các loại vaccine cúm mùa hiện chỉ bảo vệ cho cơ thể người trong khoảng 6 tháng. 

Theo The Conversation, COVID-19 nằm ở đâu đó giữa bệnh sởi và cúm. Nó không ổn định như bệnh sởi những cũng không dễ thay đổi như bệnh cúm mùa. 

Trong tương lai, vaccine COVID-19 tiếp tục được cải tiến để vô hiệu hóa với các biến thể mới. Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Imperial College London, các thế hệ vaccine mới sẽ tập trung nâng cao khả năng phòng vệ tại các bề mặt ẩm ướt trên cơ thể như mũi.

Một nghiên cứu được thực hiện Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) thực hiện cho thấy vaccine COVID-19 có hiệu quả gần như 100% đối với những người được tiêm chủng trong ít nhất 6 tháng.

Các nhà nghiên cứu nói thêm rằng ngay cả sau sáu tháng, hiệu quả của vaccine sẽ không đột ngột giảm xuống 1/3 hoặc một nửa.

Trong khi đó, các chuyên gia y tế cho rằng vaccine COVID-19 hiện tại có thể bảo vệ bạn ít nhất một năm. 

Diệu Hoa (Nguồn: WSJ)

Tin mới