Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao Trung Quốc có được công nghệ bí mật sản xuất tăng T-72 của Liên Xô?

(VTC News) -

Công nghệ bí mật về tăng T-72 của Liên Xô giúp các nhà thiết kế Trung Quốc trong việc chế tạo xe tăng thế hệ mới Type 88C.

Truyền thông Trung Quốc mới đây đã công bố những bức ảnh chụp một chiếc xe tăng của Liên Xô, được Bắc Kinh gọi là Type 64, trải qua nhiều cuộc thử nghiệm thực địa khác nhau gần 40 năm trước.

Theo đó, vào đầu những năm 1980, các đặc tính của xe tăng Liên Xô về tốc độ và đặc tính cơ động, khả năng vượt chướng ngại vật, ưu điểm của thiết bị khói nhiệt đã được Bắc Kinh thử nghiệm. Đồng thời Bắc Kinh cũng nghiên cứu và đánh giá tính năng của các bộ phận và cụm kĩ thuật bên trong.

Tăng T-72 được giới thiệu trên truyền thông Trung Quốc, có mã định danh là Type 64.

Điểm mấu chốt để Trung Quốc có được thông tin và mẫu xe tăng T-72 của Liên Xô là việc phương tiện chiến đấu hiện đại này, vào thời điểm đó, được xuất khẩu sang Romania.

Các nhà lãnh đạo của nước này có quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quân sự không chỉ với Liên Xô và các quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw, mà còn với các nước phương Tây, cũng như với Trung Quốc.

Trước đó, Rumania có giấy phép mua để sản xuất máy bay trực thăng Pháp, động cơ diesel công suất lớn của Đức, súng và máy đo xa laser mua ở Trung Quốc.

Theo giới nghiên cứu quân sự, việc Rumania giao mẫu tăng T-72 của Liên Xô cho Trung Quốc "không hề miễn phí". Bởi vì nước này muốn đổi lấy công nghệ phun plasma kim loại và 6 máy bay chiến đấu F-7, vốn là phiên bản “nhái” của tiêm kích MiG-21.

Các nguồn tin Trung Quốc thừa nhận rằng, mặc dù phiên bản xuất khẩu của T-72 kém hơn so với T-72A đang phục vụ trong quân đội Liên Xô, nhưng việc làm quen với pháo 125 mm và máy nạp đạn tự động đóng một vai trò lớn đối với tổ hợp công nghiệp-quân sự của Bắc Kinh lúc bấy giờ.

Sau khi có được mẫu T-72 từ Rumania, các nhà thiết kế Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu và chế tạo xe tăng thế hệ mới. Tất cả những ứng dụng này đã được Trung Quốc dùng để cho ra đời xe tăng Type 88C, sau này được gọi là Type 96, cũng như các phiên bản Type 90-II và Type 99.

Tại Romania, trên cơ sở mẫu T-72 của Liên Xô, nước này cũng cố gắng tạo ra xe TR-125 của riêng mình. Tuy nhiên, xe tăng của Rumania không thể sản xuất do những thay đổi chính trị diễn ra trong nước lúc bấy giờ.

Đình Nguyễn (Nguồn: RG.ru)

Tin mới