Vấn đề dinh dưỡng cho trẻ luôn được các bậc phụ huynh và chuyên gia quan tâm hàng đầu. Bởi dinh dưỡng là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ cho trẻ. Thế nhưng, sai lầm mà các bố mẹ thường mắc phải, đó là nghĩ rằng chỉ cần bổ sung cho con đủ chất thì con sẽ cao lớn, khỏe mạnh.
Tuy nhiên, để con phát triển toàn diện, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó việc hấp thu dưỡng chất là điều cần được quan tâm nhiều hơn cả.
Đa phần các bậc cha mẹ đều nhận thức tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng nhưng chưa quan tâm nhiều tới yếu tố hấp thu của con.
Việc hấp thu dưỡng chất ở trẻ có sự ảnh hưởng khách quan từ bản chất của hoạt chất. Ví dụ như vitamin D3, vitamin K2 là nhóm vitamin tan trong dầu cần thiết cho việc hấp thu canxi mà trẻ cần bổ sung liên tục ngay sau sinh thì lại có khả năng hấp thu không ổn định, dao động từ 55 - 99%. Do đó, theo điều tra của Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao/tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc 19,6% và ở trẻ em tuổi học đường (5 - 19 tuổi) còn 14,8%.
Mặc dù, với điều kiện phát triển xã hội hiện nay, trẻ được các bậc phụ huynh chú trọng bổ sung các dưỡng chất cần thiết ngay từ những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên, một số lượng trẻ không đạt được các tiêu chuẩn trung bình, tỷ lệ vượt chuẩn lại càng thấp.
Chị P.N.A. (trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) bày tỏ lo lắng trong quá trình chăm sóc sức khỏe con: “Sau sinh, mình đã được bác sĩ tư vấn bổ sung vitamin D3, K2 cho con. Mình cũng biết đây là dưỡng chất cần bổ sung liên tục để đáp ứng nhu cầu phát triển cao khi trẻ dưới 2 tuổi. Thế nhưng, mặc dù đã bổ sung đầy đủ nhưng chiều cao của con phát triển rất chậm, hay bị ốm vặt”.
Vitamin D3, vitamin K2... là những hoạt chất tan trong dầu nên trẻ khó có thể hấp thu tối đa.
Về vấn đề này, PGS.TS BS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ, hiện nay, việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rất được chú trọng. Tuy nhiên vấn đề hấp thu cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ vẫn đối mặt với việc thiếu hụt các dưỡng chất, nhất là những hoạt chất thân dầu như vitamin D3, vitamin K2, vitamin A...
Với tư vấn từ các bác sĩ, nhiều bậc phụ huynh cũng nhận thức được rằng việc bổ sung đủ cho con các chất này là cần thiết và sẽ đảm bảo sự phát triển toàn diện của con. Thế nhưng, đa phần họ vẫn chưa biết nên lựa chọn bổ sung như thế nào để trẻ đảm bảo hấp thu, tối ưu hóa hiệu quả cho con. Thông tin trên được PGS.TS BS Nguyễn Thị Lâm chia sẻ tại hội thảo “Emuldrop - Đột phá công nghệ bào chế, tối ưu hấp thu hoạt chất thân dầu” diễn ra gần đây.
Bà cho biết thêm: “Biện pháp được quan tâm nhiều nhất để cải thiện sự hấp thu các dưỡng chất cho trẻ, nhất là các hoạt chất tan trong dầu như vitamin D3, vitamin K2, vitamin A... đó là cải tiến công nghệ bào chế.
Việc trao đổi, tiếp cận với các công nghệ bào chế mới từ các nước phát triển trên thế giới với khả năng tăng hấp thu gấp 13 lần sẽ là xu hướng tất yếu và đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ em hiện nay”.
Vitamin D3 là một trong những loại vitamin vô cùng quan trọng với cơ thể, đặc biệt trong việc duy trì hệ xương và răng chắc khỏe. Vitamin D3 giúp tăng cường hấp thu canxi ở ruột, giúp hệ xương răng chắc khỏe, từ đó trẻ có vóc dáng cao hơn.
Để trẻ phát triển toàn diện, bậc cha mẹ cần quan tâm tới tối ưu hấp thu dưỡng chất cho con.
Nhu cầu khuyến nghị hàng ngày của vitamin D với trẻ sơ sinh đến dưới 1 tuổi là 400 IU/ngày, với trẻ từ 1 tuổi trở lên là 600 IU/ngày. Thế nhưng để cho trẻ hấp thu loại vitamin này một cách đầy đủ theo khuyến nghị cũng không phải là điều dễ dàng. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời gây có thể gây hại cho da và mắt của trẻ.
Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin D3 trong thức ăn lại rất thấp, sữa mẹ cũng được biết chỉ chứa 50UI/l, vì thế rất khó bổ sung đủ lượng vitamin D3 khuyến nghị cho trẻ. Đồng thời, bản chất Vitamin D3 là loại tan trong dầu, khó tan trong môi trường đường tiêu hóa giàu nước, do đó có khả năng hấp thu thấp, sinh khả dụng đường uống không cao.