Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn?

Khái niệm tháng cô hồn được cho là bắt nguồn từ Đạo giáo với quan niệm, từ ngày 2/7 âm lịch, Diêm Vương bắt đầu mở Quỷ môn quan cho quỷ đói được trở về dương gian.

Theo tín ngưỡng này của người Trung Quốc, Quỷ môn quan sẽ đóng lại vào nửa đêm 14/7. Trong thời gian gần nửa tháng đó, mọi người dương thường cúng cháo, gạo… để quỷ đói không quấy phá, gia đình được bình an, việc làm ăn không gặp rắc rối.

Ở Việt Nam, việc cúng cô hồn là tín ngưỡng tâm linh truyền thống xuất phát từ niềm tin rằng con người có phần xác và phần hồn. Sau khi qua đời, có người được đầu thai chuyển kiếp, có người vì tâm tình còn nhiều khúc mắc nên chưa siêu thoát, cứ vất vưởng bơ vơ, cũng có người bị đày vào địa ngục làm quỷ đói, nếu được thả ra có thể nhũng nhiễu dương gian.

Mâm cúng cô hồn thường có cháo trắng.

Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục viết: "Rằm tháng Bảy gọi là Tết Trung nguyên. Ta tin theo sách Phật thường cho hôm ấy là ngày vong nhân xá tội, nghĩa là người dưới âm phủ được tha một ngày hôm ấy. Bởi vậy nhiều nhà mua vàng mã cúng gia tiên, các nhà có người mới mất cũng hay đốt mã làm chay về hôm ấy".

Trên thực tế, người Việt cúng cô hồn trong tháng 7, không ấn định riêng ngày nào, cúng sớm hay muộn tùy thuộc vào từng gia đình, từng địa phương. Nhiều gia đình cúng đúng vào ngày rằm, nhiều người cúng sớm hơn. 

Ngoài mục đích tránh bị ma quỷ quấy phá, ở khía cạnh khác, cúng cô hồn thể cũng thể hiện sự nhân văn của người Việt, thể hiện sự thương xót đối với những vong hồn khốn khổ, đói khát, không được cúng tế.

Do đó, ngày rằm tháng bảy, ngoài việc cúng tổ tiên để tỏ lòng thành kính, báo hiếu, các gia đình thường có mâm cúng chúng sinh như một cách tích đức, tích phúc. Nhiều nhà còn làm lễ đọc kinh cầu siêu để siêu độ cho những vong hồn lang thang không nơi nương tựa.

Thiên An (Tổng hợp)

Tin mới