Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Vì sao nhiều người không bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khi hút thuốc?

Một nghiên cứu mới đây về di truyền trên đối tượng hút thuốc lá đã cho thấy, không phải ai cũng bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) do hút thuốc lá, mở ra cơ hội điều trị hiệu quả trên từng cá nhân.

GS Ian Hall, ĐH Nottingham, 1 thành viên của nhóm nghiên cứu, nói rằng: “Những gì chúng ta biết về lý do tại sao 1 người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) trong khi người khác lại không, ít đến mức đáng ngạc nhiên".

Do đó, nhóm nghiên cứu của ông dã phân tích 24 triệu gen khác nhau ở những người có nguy cơ để tìm ra lý do vì sao người này mắc bệnh và người khác thì không.

Kết quả cho thấy, nguy cơ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là 3,7 lần giữa các cá nhân có điểm thập phân vị về nguy cơ di truyền cao nhất và thấp nhất.

  Không phải ai cũng bị bệnh do hút thuốc lá

Theo số liệu của hơn 100 nhà khoa học cùng 350.000 đối tượng tham gia nghiên cứu từ 13 quốc gia, cứ 100 người có gen này và kèm hút thuốc thì 72 người sẽ mắc COPD.

“Nhưng nghiên cứu về các biến đổi di truyền của từng cá nhân đã giúp hiểu rõ các cơ chế gây ra bệnh tật, từ đó giúp phát triển các loại thuốc phù hợp.

Và theo nhà nghiên cứu Martin Tobin, ĐH Leicester: “Kết quả của công trình nghiên cứu này sẽ giúp chúng tôi dự đoán ai sẽ bị COPD - mở ra khả năng dự phòng cho những cá nhân có nguy cơ”.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy có thể giảm 1 nửa số người mang gen mắc COPD nếu họ ngừng hút thuốc từ khi còn trẻ.

Video: Hút thuốc lá có thể làm hỏng ADN vĩnh viễn

Ian Jarrold, Quỹ Phổi Anh quốc, cho biết: “COPD gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cuộc sống của người bệnh cũng như người chăm sóc và người thân. Do đó, hiểu cách COPD tiến triển sẽ là chìa khóa để phát hiện ra những cách điều trị hiệu quả mới cũng như sử dụng những cách điều trị hiện có hiệu quả hơn”.

Ian đánh giá: “Công trình này là 1 bước tiến quan trọng trong phòng ngừa và điều trị sớm COPD”.

Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD) cùng với viêm phế quản hay khí phế thũng, chủ yếu là do khói thuốc, ô nhiễm không khí và tiếp xúc với bụi, hóa chất ở nơi làm việc.

Tổ chức Y tế Thế giới dự đoán nó sẽ trở thành 1 trong 3 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới vào năm 2030.

Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature Genetics

Nguồn: Dân Trí

Tin mới