Trong văn hóa dân gian Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều có câu chuyện về chàng trai chăn trâu và tiên nữ dệt vải yêu nhau, nhưng bị chia cắt bởi thân phận và con sông Ngân. Họ chỉ được gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày 7/7 âm lịch, ngày mà thế gian ngập tràn nước mắt mừng tủi của họ, mà dân gian gọi là mưa ngâu.
Trong câu chuyện của người Việt, chàng trai nghèo tình cờ gặp Chức nữ trong rừng khi nàng cùng các tiên nữ khác xuống hồ tắm. Bị chàng trộm mất đôi cánh tiên, Chức nữ không thể về trời và ở lại làm vợ chàng. Khi đã có con với nhau, một hôm khi chồng đi vắng, nàng phát hiện ra đôi cánh tiên của mình giấu trong thúng thóc, bèn đưa con chiếc lược dặn trao cho cha, rồi về trời mất.
Người chồng mang con lặn lội trải qua bao nhiêu khó khăn mới lên được cung trời tìm vợ, nhưng mối nhân duyên của họ không được nhà trời chấp nhận nên họ chỉ có thể lén lút gặp nhau. Luật trời cấm người trần ở lại thượng giới nên sau vài hôm, Chức nữ đành tiễn chồng con ra về. Cùng với cơm ăn đường, nàng đưa cho 2 cha con chiếc trống, dặn khi xuống đến nơi thì đánh để trên này biết mà cắt dây.
Vì sao ngày Thất tịch được gọi là Valentine phương đông?
Dọc đường, con đói, người chồng mang cơm ra cho con ăn. Đứa trẻ làm cơm vãi lên mặt trống, đàn quạ sà vào mổ. Chức nữ nghe tiếng trống, cắt dây khiến hai cha con rơi xuống biển. Ngọc hoàng biết chuyện thương xót, cho đưa cả hai cha con lên trời, giao cho chàng trai công việc chăn trâu (vì thế chàng được gọi là Ngưu lang) ở bên kia sông Ngân. Ở bên này sông, Chức nữ ngày ngày dệt vải mà đau lòng nhớ chồng con. Mỗi năm họ chỉ được phép gặp nhau một ngày vào 7/7, đàn quạ phải đội đá bắc cầu cho họ. Ngày hội ngộ ngắn ngủi để rồi khi tiễn biệt và phải rời xa nhau, cả hai đều khóc và nước mắt của họ đã rơi xuống trần gian hóa thành cơn mưa và được đặt tên là mưa ngâu.
Người Nhật Bản kể, Ngọc hoàng Thượng đế có một người con gái dệt lụa rất giỏi tên là Tanabata-tsume (còn gọi là Orihime). Nàng đem lòng thương mến anh chàng chăn bò Hikoboshi. Vì thương con nên Ngọc hoàng chấp nhận gả công chúa cho chàng chăn bò. Sau khi cưới, hai vợ chồng quá quấn quít lấy nhau, cả ngày chỉ biết đi chơi nên bỏ mặc công việc. Nàng thì không dệt vải, chàng để đàn bò đi lạc lên cung trời.
Vào ngày Thất tịch, người Nhật viết các điều ước lên các mảnh giấy ngũ sắc hình nhữ nhật (tanzaku) và gắn lên cây.
Các vị thần tức giận, phạt đưa hai người về hai bên bờ sông Ngân, mỗi năm chỉ cho gặp nhau một lần vào ngày 7/7. Vào ngày này, đàn chim ô thước sống bên hai bờ sông sẽ lấy thân mình làm cầu cho họ qua. Nếu trời mưa thì đàn chim không thể bắc cầu và hai người sẽ không thể gặp nhau.
Lễ hội thất tịch tại Nhật Bản thường được bắt đầu từ tối ngày 6/7 và kết thúc vào ngày hôm sau, tức ngày 7/7 hàng năm. Điểm đặc trưng trong ngày Thất tịch Nhật Bản này là bạn sẽ thấy những cây trúc nhỏ được cắm ở khắp nơi, từ sân nhà, trường học, combini đến các công ty.
Còn người Trung Quốc kể rằng, Chức nữ - tiên dệt vải trên trời - dạo chơi dưới trần, mê tiếng tiêu của Ngưu lang rồi nên duyên vợ chồng. Do phạm thiên quy nên thiên đình sai người bắt nàng về. Ngưu lang khoác bộ da trâu đuổi theo tới thiên đình, sắp đuổi kịp thì Vương Mẫu lấy cây trâm ngọc vạch một đường cách ngăn giữa Ngưu lang và Chức nữ, tạo nên sông Ngân. Chức nữ do quá đau khổ nên hàng ngày đều rửa mặt bằng nước mắt.
Ngưu lang Chức nữ đều nói về tình yêu son sắt dù phải cách xa vẫn luôn nhớ nhung và mong ngày đoàn tụ, về khao khát được bên nhau của lứa đôi...
Thiên Đế cảm động chuyện tình này nên cho phép mỗi năm vào ngày 7/7 hai người được gặp nhau. Tất cả chim muông cứ vào ngày này phải bay về trời để bắc cầu cho họ.
Ngày Thất tịch trời thường mưa, người ta gọi là mưa ngâu, mưa là nước mắt của Ngưu lang và Chức nữ khi gặp nhau. Dân gian Việt có câu: "Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền".
Nếu trời không mưa, đêm Thất tịch, chúng ta có thể ngắm sao Ngưu lang và sao Chức nữ trên bầu trời. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm các sao này trong đêm mùng 7 tháng 7 sẽ mãi mãi bên nhau.
Mặc dù được kể khác nhau ở các nước với nhiều dị bản nhưng nhìn chung, chuyện Ngưu lang Chức nữ đều nói về tình yêu son sắt dù phải cách xa vẫn luôn nhớ nhung và mong ngày đoàn tụ, về khao khát được bên nhau của lứa đôi, và về tình yêu vượt qua mọi trở ngại... Vì thế, vào ngày này, các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, đơm hoa kết trái. Ngày Thất tịch được gọi là ngày Valentine phương đông là do vậy.
Lời chúc hay cho ngày lễ Thất tịch